Lộc Đỉnh Ký

Chương 110: Vì Mỹ Nhân Rèn Luyện Võ Công

Trừng Quan nghe Vi Tiểu Bảo thúc giục cấp bách, trong lúc nhất thời lão

không hiểu ý gã, cung xoay mình bật ngón tay giải khai huyệt đạo cho nữ

lang.

Nữ lang thấy Vi Tiểu Bảo nói với Trừng Quan một cách úp mở thì nghĩ bụng :

- Tên tiểu ác tăng này rất nhiều nguỵ kế. Lúc lâm tử chắc gã còn an bài mưu

chước thâm độc để trừng trị ta, không thì hiển nhiên ta bị điểm huyệt hết đương

nhúc nhích, sao gã còn buông tha ta ?

CÔ muốn đứng phắt dậy, nhưng huyệt đạo mới được giải khai, mạch máu lưu

thông chưa được điều hoà. CÔ vừa cử đông thì hai chân tê chồn lại té xuống.

Trừng Quan ngơ ngác nhìn nữ lang , miệng không ngớt niệm phật.

Nữ lang càng kinh hãi hơn, kêu thét lên :

- Mau phóng chưởng đánh chết ta đi ? Các ngươi hành hạ ta thế này đâu phải là

anh hùng hảo hán ?

Trừng Quan đáp :

- A Di Đà Phật ? Tiểu sư thúc đã bảo lúc này chưa thể tha nữ thí chủ, dĩ nhiên

bần tăng không sát hại thí chủ đâu.

Nữ lang kinh hãi mặt đỏ bừng lên, bụng bảo dạ :

- Tên tiểu ác tăng này đã nói lấy ta. . .làm vợ gì đó. Nếu không xong thì gã chết

cũng chẳng nhắm mắt. Hay là. . .hay là trước khi tắt hơi gã muốn lấy ta . . .làm trò vợ

chồng gì đây ?

CÔ nghiêng mình lượm thanh liễu diệp đao Ở dưới đất lên đâm mạnh vào trán.

Trừng Quan phất tay áo bào cuốn lấy mũi đao. Tay trái cũng phất một cái, nữ

lang cảm thấy luồng kình phong quạt vào mặt phải buông tay đao, nhảy lùi lại phía

sau.

Trừng Quan lại phất tay áo một cái, thanh liễu diẹp đao vọt lên không, cắm

vào xà nhà đánh ,,phập một cái.

Nữ lang thấy lão ngửng đầu nhìn lưỡi đao, liền dí chân trái xuông đất vọt mình

lướt qua mé trái lão định chuồn đi.

Trừng Quan vươn tay trái ra cản lại, nữ lang liền chĩa năm ngón tay đâm vào

mắt lão.

Trừng Quan xoay tay lại vừa bát khuỷu tay nữ lang vừa hô :

-,, Vân yến quánhi. . ., chiêu này là võ công của nhà họ Tưởng Ở Giang Nam.

Nữ lang lại phống cước đá vào bụng dưới nhà sư.

Trừng Quan khẽ uón lưng, đòn cước của nữ lang đá vào khoảng không.

Trừng Quan nói :

- Chiêu này là Không cốc túc âm nguồn gốc Ở Tấn Dương tỉnh Sơn Tây, nó

là võ công của người Sa đà. Chắc là người Sa đà có tên gọi khác, nhưng lão tăng là

người hủ lậu, chưa điều tra cho rõ được. Nữ thí chủ nhất định biết được tên chiêu

thức này là gì ?

Khi nào nữ lang còn lý đến lão ? CÔ cứ quyền đấm, chân đá, tay đâm, khuỷu

huých, chiêu thức tới tấp phóng ra không ngớt.

Trừng Quan nhất nhất nhận xét, nhưng cô ra chiêu lẹ quá miệng lão không kịp

hô, chỉ gặp đâu đỡ gạt đó và nhớ kỹ vào lòng.

Nữ lang đã đánh hơn trăm chiêu liền, tất cả đề bị Trừng Quan phá giải một

cách rất ung dung. CÔ thấy mình khó bề thoát thân, trong lòng hoang mang, hơi thở

không thông. Người cô lảo đảo rồi té xuống chết giấc.

Trừng Quan thở dài nói :

- Nữ thí chủ tham lam quá, học được rất nhiều chiêu số tinh diệu của các nhà

các phái, nhưng trong mình không có nội lực thì đánh lâu tự nhiên mệt mỏi. Theo ý

kiến của lão tăng thì thí chủ nên luyện lại nội lực từ đầu mới là đường chính. Bây

giờ cô đã kiệt lực mà cứu cô hồi tỉnh, tất cô lại tái đấu thì khó lòng tránh khỏi bị nội

thương. Vậy cô hãy nằm nghỉ thêm một lúc được chăng ? CÓ điều xin cô chớ hiểu

lầm tưởng lão tăng thấy cô ngất đi mà chỉ thõng tay đứng nhìn, chẳng ngó ngàng gì

tới

Lão cười ha hả nói tiếp :

- Lão tăng thật hồ đồ ? Nữ thí chủ đã ngất xỉu rồi dĩ nhiên không nghe thấy gì

nữa mà cứ nói hoài.

Trừng Quan tiến lại bên giường ngó Vi Tiểu Bảo thấy sắc mặt gã lợt lạt, hơi

thở hồng hộc, liền thò tay bắt mách thì thấy huyệt mạch chạy điều hoà, chẳng có

hiện tượng gì nguy hiểm. Lão cả mừng nói :

- Cung hỷ sư thúc ? Thương thế của sư thúc không đến nỗi chí mạng.

Lão đặt bàn tay lên huyệt linh đài sau lưng Vi Tiểu Bảo , thúc đẩy luồng nội

lực hùng hậu vào mình gã để trợ lực trị thương.

Vi Tiểu Bảo phấn khởi tinh thần, cười hỏi :

- Lão sư điệt ? Vị tiểu cô nương đó thi triển những chiêu thức gì lão nhớ cả rồi

chứ ?

Trừng Quan đáp :

- Sư điệt nhứ rồi nhưng việc tìm thủ pháp giản dị để đối phó, phá giải thật

không phải chuyện dễ dàng.

Vi Tiểu Bảo an ủi lão :

- Chỉ cần lão nhớ được chiêu số là đủ. còn việc đối phó thủng thẳng về sau

nghĩ cũng chưa muộn.

Trừng Quan đáp :

- Dạ dạ ? lời sư thúcchỉ điểm thật là chí lý .

Nội lực gã cực kỳ thâm hậu. Miệng lão nói chuyện mà nguyên khí trong tay

không ngớt trút vào người Vi Tiểu Bảo, chẳng đình trệ lại chút nào.

Vi Tiểu Bảo nói :

Chờ cho tiểu cô nương sử hết mọi công phu quyền cước rồi sẽ để cô sử đao và

ghi nhớ lấy chiêu số.

Trừng Quan đáp :

- Đúng thế ? Chiêu số bằng khí giới cũng cần phải ghi nhớ mới được. Nhưng

có điều là thanh liễu diệp đao của nữ thí chủ lại cắm trên xà nhà kia mất rồi.

Vi Tiểu Bảo cười hỏi :

- Sao lão sư điệt không nhảy lên mà lấy ?

Trừng Quan sửng sết một chút rồi cười ha hả đáp :

- Sư điệt thật là hồ đồ ngu muội .

Tiếng cười của lão làm kinh động nữ lang tỉnh lại, cô chống hai tay xuống đất

nhảy vọt về phía cửa phòng.

Trừng Quan phất tay áo một cái đẩy chênh chếch vào bên mình nữ lang. Nữ

lang lảo đảo người đi một cái đụng mình vào vách tường.

Trừng Quan liền phất tay áo ra chắn Ở phía trước bức tường để đỡ lấy mình nữ

lang cho cô đứng vững lại.

Nữ lang đứng ngẩn người ra. CÔ biết võ công của vị lão tăng này cao xa hơn

mình nhiều quá. Nếu còn tiếp tục tranh đấu chỉ tổ bị lão làm cho tức mình.

CÔ liền lùi lại hai bước ngồi xuống ghế.

Trừng Quan lấy làm kỳ hỏi :

- Ô hay ? Sao nữ thí chủ không đánh nữa đi ?

Nữ lang hậm hực đáp :

- Ta không địch lại lão thì còn đánh làm chi cho mệt ?

Trừng Quan hỏi :

- Nữ thí chủ không đông thủ thì lão tăng làm thế nào để biết các chiêu số của

thí chủ được ? Lão tăng căn cứ vào đâu để tìm cách phá giải ? Nữ thí chủ ra tay đi ?

Nữ lang nghĩ bụng :

- Phải rồi ? Thì ra lão này dụ ta động thủ để thấy rõ gia số về võ công của ta.

Đã thế ta không cho lão biết.

Đột nhiên cô nhảy vọt lên vung song quyền đánh loạn xà ngầu, hai chân cũng

đá túi bụi chẳng thành chương pháp nào cả.

Trừng Quan rất lấy làm kỳ, la lên :

- Ô hay ? Thật là cổ quái ? Thật là ly kỳ ? Trời ơi ? Những chiêu thức này đặc

biệt quái lạ ?

Lão thấy nữ lang đánh ra những chiêu chẳng có sách vở nào nói tới. Thỉnh

thoảng mới có một vài chiếu tương tự võ công của một vài môn phái, nhưng nó

cũng đại đồng tiểu dị chứ không đúng hẳn.

Să một lúc đầu óc lão rối loạn, lão cảm thấy mấy mươi năm khổ công rèn

luyện võ học, bao nhiêu nguyên tắc kinh thiên địa nghĩa, khuôn vàng thước ngọc

nhất( ) hoàn toàn bị phá hại không còn lại một chút nào lão không khỏi đâu lòng.

Lão có ngờ đâu các chiêu thức mà nữ lang thi triển đây vốn chẳng phải là

chiêu thức võ công chi hết, mà chỉ là cuộc đông thủ bừa bãi.

Nữ lang đã biết bất luận cô đông thủ cách nào, nhà sư già này cũng không gia

hại. Cùng lắm là cô bị lão điểm trúng huyệt đạo đến ngã lăn ra mà thôi.

CÔ lẩm bẩm :

- Lão muốn kiềm chế ta thì chỉ cần cất tay một cái là xong. Dù ta có sử dụng

những chiêu võ công tinh diệu nhất cũng chẳng đi đến kết quả nào.

CÔ lại đong tính trẻ thơ muốn trêu chọc nhà sư già, lão đã muốn điều tra chiêu

thức võ công của cô thì cô lại càng ra tay loạn xạ làm cho lão chẳng còn đường lối

nào mà dò xét.

Trừng Quan tuy thuộc hết võ công các gia các phái trong thiên hạ, mà lúc này

lão tưởng mình là con người chưa từng học võ công.

Lão thấy nữ lang phát huy những chiêu thức vô cùng vô tận, mà lại toàn những

chiêu thức mà bình sinh lão chưa hề thấy qua, cũng chưa từng nghe ai nói tới.

Nên biết Trừng Quan suết đời từ nhỏ đến giờ chỉ Ở ru rú trong chùa Thiếu Lâm

, chưa từng ra khỏi cổng một bước . những người Ở chùa Thiếu Lâm mồi khi thi triển

quyền cước đều có căn cứ. Ai bình luận võ công của các gia các phái dĩ nhiên đều

ngiên cứu những chiêu thức tinh diệu, độc đáo.

Bọn trẻ nít đánh nhau loạn xà ngầu, chẳng theo chiêu thức nào thì mọi người

ngoài đều được chứng kiến, chỉ riêng vị đại hoà thượng thủ toạ Bát Nhã Đường,

Trừng Quan đại sư, võ học tinh thâm bác đại là chưa được thấy qua và cũng chưa

từng nghe ai nói tới.

Trừng Quan coi nữ lang đánh mười mấy chiêu, bất giác trợn mắt há miệng,

nghĩ thầm:

- Kỳ thiệt ? Lạ thiệt !

Nhưng lời cảm thán này lão không nói ra miệng mà trong đầu óc hiện lên một

bóng người dang xoay chuyển như đèn kéo quân phóng ra những chiêu thức rất quái

dị?

Thỉnhthoảng miệng lão lại lẩm bẩm :

- Chiêu này tự như Đảo ky long trong VÕ Đương trường quyền nhưng lúc thu

chiêu về lại không đúng.

Rồi lão tự hỏi :

- Chẳng lẽ nó là chiêu Vân khởi lương tương của phái Không Động biến hoá

ra ?

Bỗng lão khẽ la :

- Ô hay ? Đòn cước này mới thật là kỳ ? Đá thẳng như vậy thì thật là vụng về

hết sức, khiến cho đối phương chỉ vươn tay ra là bắt được chân. Nhưng đạo lý của

võ học thì người giỏi quá không thể thắng được người vụng quá. Bên trong có thể

ẩn dấu những biến hoá cực kỳ lợi hại !

Đột nhiên lão bật tiếng la :

- ủa ? Chiêu này của nữ thí chủ tựa như định đưa tay ra nắm lấy tóc của ta,

nhưng hiển nhiên đầu ta đã cạo trọc không còn một sợi tóc thì đây chỉ là một hư

chiêu. Trong võ thuật đã nói đến Hư trung hữu thực, thực trung hữu hư. Tại sao

nữ thí chủ chực túm lấy mái tóc nhà sư ? Bên trong hẳn có ảo diệu ? Vụ này ta

chẳng thể bỏ qua, mà không nghiên cứu kỹ càng. . .

Thực ra nữ lang đã cố ý đánh bừa bãi chẳng vào chiêu số võ công nào thì làm

gì có chuyện hư chiêu với thực chiêu ? làm gì có điều ảo diệu ẩn bên trong ?

Trừng Quan suếtđời rèn luyện các môn võ học cao thâm đã thàh thói quen.

Bây giờ lão thấy nữ lang đánh bừa đánh bãi cũng đòi tìm ra thâm ý.

Nữ lang càng đánh càng ẩu tả, Trừng Quan đi từ chỗ mê loạn rồi đến chỗ

không hiểu rồi sinh lòng kính phục. Lão lại từ chỗ kính phục đi tới chỗ khiếp sợ nữ

lang .

Vi Tiểu Bảo nằm trên giường thấy nữ lang đánh loạn xã ngầu mà Trừng Quan

vẫn một mực nghiêm trang, chú ý đến chiêu thức của cô, đem hết tinh thần nghiên

cứu cho ra chỗ kỳ diệu. Gã không nhịn được nổi lên tiếng cười ha hả.

Nhưng gã vừa bật cười, vết thương bị xúc đông lại đau nhói lên, xuýt nữa ngất

đi Gã phải nghiến răng cố nín nhịn để khỏi bật lên tiếng rên la.

Sau một lúc, gã hết đau lại buồn cười cơ hồ không chịu nổi.

Trừng Quan đang lúc hoang mang thất khổ, chợt nghe tiếng cười của Vi Tiểu

Bảo , lão thẹn quá, mặt đỏ ra đến mang tai nghĩ thầm:

- Đây là sư thúc cười ta không hiểu nổi những chiêu thức kỳ dị của nữ thí chủ

này. Không chừng lão nhân gia muốn thỉnh y làm thủ toà Bát Nhã Đường.

Lão quay đầu nhìn lại thấy nét mặt Vi Tiểu Bảo ra chiều đau khổ, lại than

thầm :

- Sư thúc lòng dạ nhân hậu. Tuy lão nhân gia muốn bảo ta nhường lại ngôi thủ

toà Bát Nhã Đường cho vị nữ thí chủ này nhưng lại đau lòng chẳng thết nên lời.

Lại thấy nữ lang vung múa quyền cước mỗi lúc một rối loạn hơn, lão gắng

gượng cố tìm xem nguồn gốc võ công thuộc môn phái nào mà không tìm ra nổi, bất

giác lão lẩm bẩm :

- CỔ nhân đã nói :võ công đã luyện đến trình độ xuất thần nhập hoá thì giống

như con linh dương móc sừng vào cành cây mà ngủ suết đêm cũng không để lại vết

tích gì cho người ta tìm thấy được. Ta lại nghe nói ngày trước có vị Độc CÔ cầu bại

đại hiệp và Lệnh HỒ Xung đại hiệp lại dùng phép vô chiêu thắng hữu chiêu mà trở

thành vô địch thời bấy giờ. Chẳng lẽ . . . chẳng lẽ . . .

Thực ra lão chỉ cần tiến lại một bước, phóng ra một quyền hoặc một cước là có

thể đánh ngã nữ lang được ngay nhưng trước nay lão ra tay bao giờ cũng coi chiêu

số của đối phương cho rõ trước rồi mới động thủ là mười phần ăn chắc, không lo gì

thất bại.

Lúc này nữ lang chỉ tay đấm chân đá loạn lên thì 1 ão nhận ra thế nào được ?

Tình trạng lão lúc này chăngr khác gì con cọp đen mới thấy con lừa lần đầu mà sợ

bở vía

Nữ lang lại không dám công kích vào mình lão, thành thử một người đấm đá

loạn lên để trút bớt phẫn nộ, một người thì tâm hồn khiếp sợ suy nghĩ vẩn vơ, chẳng

ai dám đánh ai.

Nữ lang quay cuồng hồi lâu, chân tay bải hoải. CÔ lại nghĩ đến mình bị tên tiểu

ác tăng khinh nhờn, vũ nhục. Mối thù này chưa trả được khiến lòng cô uất ức. Đột

nhiên cô lảo đảo rồi ngồi phệt xuống đất.

Trừng Quan giật mình kinh hãi nghĩ thầm :

- Những bậc cố lão còn truyền lại : Ai luyện võ đến trình độ cực cao thì ngồi

dưới đất cũng có thể vung tay lên không giết người được , e rằng . . . e rằng . . .

Đầu óc lão đang hỗn loạn, bây giờ thêm phần sợ sệt hoang mang, luồng nhiệt

huyết trồi lên khiến lão xỉu đi, phải từ từ ngồi xuống.

Nữ lang vừa kinh ngạc vừa mừng thầm. CÔ sợ hai người bên đối phương an bài

nguỵ kế gì cay độc để hại mình chăng ? CÔ không dám sấn lại giết hai nhà sư một

già một nhỏ.

Bỗng cô xoay mình xông ra khỏi thiền phòng. Tăng chúng trông thấy kinh hãi

vô cùng ? Nhưng họ chưa được lệnh của bậc tôn trưởng nên chẳng ai dám cản trở.

Vi Tiểu Bảo nằm trên giường nên cũng đành giương mắt lên mà nhìn. Sau mọt

lúc lâu, Trừng Quan dần dần hồi tỉnh, vẻ mặt bẽ bàng than thở :

- Sư thúc ? Sư điệt sư điệt cảm thấy hổ thẹn với các bậc liệt tổ liệt tông của

bản tự.

Vi Tiểu Bảo nhăn nhó cười hỏi :

- Lão sư điệt ? Lão định đi đâu đấy ?

Trừng Quan đáp :

- Vị nữ thí chủ đó võ công tinh diệu khôn lường. Sư điệt chẳng nhận ra được

chiêu thức nào hết. nghĩ mình hủ lậu kém cỏi nên rất đỗi bẽ bàng.

Lão dụng tâm ghi nhớ các chiêu thức của nữ lang, nhưng vì cô đánh bừa đánh

bãi chẳng thành chương pháp nào thì còn nhớ làm sao được ?

Người lão lảo đảo phải vịn tay vào vách để cho khỏi té.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Sư điệt sư diệt ? Nữ thí chủ đánh loạn lên một hồi chẳng đâu vào đâu sư điệt

lại bảo là võ công tinh diệu ư ? Ha ha . . .trời ơi. . . ? Thật là tức cười. . .tức cười đến

chết người.

Trừng Quan lấy làm kỳ hỏi lại :

- Theo lời sư thúc thì . . . nữ thí chủ đánh loạn một hồi . . . không phải . . . không

phải là võ công tinh diệu hay sao ?

Vi Tiểu Bảo phải giữ lấy vết thương, muốn rũ ra mà cười, nhưng đụng đến vết

thương đau quá, trán gã toát mồ hôi nhỏ giọt.

Gã vừa phát ho vừa cười nói :

- Cái đó cái đó thì bất cứ đứa nhỏ nào . . . đứa nhỏ nào trong thiên hạ cũng

làm được . . . như nữ thí chủ . . . thé mà sư điêt . . . ha ha . . . lại bảo là vo công tinh

diệu . . . khiến cho ta . . . chao ôi . . . ? Đau đớn chết người . . . ta buồn cười đến chết mất ?

Trừng Quan thở phào một cái, trong lòng bán tín bán nghi, hỏi :

- Sư thúc ơi ? Cái đó có phải là dánh bừa đánh bãi thật không ? Sao sư điệt

chưa từng thấy qua ?

Vi Tiểu Bảo cười đáp :

- Trong chùa Thiếu Lâm dĩ nhiên chẳng làm gì có thứ công phu này thì làm

sao sư điệt thấy được ?

Trừng Quan ngẩn người ra suy nghĩ một hồi lâu rồi vỗ đùi đánh đét một cái

nol :

- Phải rồi ? Quyền cước của nữ thí chủ đó tuy kỳ dị mà thật dưới phá giải, chỉ

cần dùng tới những chiêu thức nông cạn trong Thiếu Lâm trường quyền cũng có thể

thủ thắng được. CÓ điều. . .có điều sư điệt lại nghĩ rằng trong thiên hạ chẳng bao giờ

lại có chuyện đơn giản, dễ dàng như vậy. Hỡi ôi ? Khéo quá hoá vụng, khôn quá

hoá đần. Tiểu điệt thường nghĩ tới những câu của các vị tiền bối đã căn dặn : Trong

những chiêu thức coi bề ngoài nông cạn dễ dàng, là nhất định bên trong ẩn dấu

phần tinh tuý cao thâm của võ học. Chẳng nhẽ những quyền cước này lại không có

chỗ nào cao thâm ư ? Nếu thế thì kỳ thiệt ? Nữ thí chủ kia sao lại đến đây thi triển

những chiêu thức vô lối ? . . . Chẳng nhẽ nữ thí chủ đó không sợ người ta cười cho ư

Vi Tiểu Bảo cười đáp :

- Ta xem ra chẳng có chi kỳ lạ. CÔ chẳng có chiêu thức gì tân kỳ mà chỉ múa

máy tay chân bát nháo . . . ,ha ha . . .

Gã nói tới đây không nhịn được nữa phải lăn ra mà cười.

Vi Tiểu Bảo bị đao thương không lấy gì làm nặng lắm, mà môn thuốc dấu của

Thiếu Lâm lại linh nghiệm phi thường. gã chỉ điều dưỡng mười mấy ngày là khỏi

hẳn.

Vi Tiểu Bảo đã thây hình đức Hoàng Đế tại triều thì Ở chùa gã có một địa vị rất

tôn sùng, chẳng ai dám nói đến chuyện riêng của gã. Cho nên nếu không phải tự

miệng gã nói ra là người ngoài chẳng thể nào biết rõ lai lịch cùng thân thế của gã

được

Trong thời kỳ Vi Tiểu Bảo dưỡng thương,Trừng Quan đem những chiêu thức

của hai vị nữ lang biên chép ra hết và nghĩ cách phá giải, 1 ão chỉ còn chờ Vi Tiểu

Bảo lành vết thương là đem từng chiêu từng thức ra truyền thụ cho gã.

Vi Tiểu Bảo vốn là một đứa nhỏ biếng học, trước nay chỉ quyen thói chơi bời

láu lỉnh.

Trần Cận Nam đưa cho gã một bản võ công đồ phổ, gã chỉ đọc được hai lần rồi

ngại khó bỏ đó.

Hải Đại Phú để lại những môn võ công dễ học thì hắn học một ngày bỏ mười

ngày, chẳng ăn thua gì hết.

Thậm trí vợ chồng Hồng giáo chủ truyền thụ cho gã sáu chiêu cứu mạng, gã

chỉ lào thào học đại khái rồi từ khi rời Thần Long đảo lại bỏ 1 ãng không chuyên tâm

tập luyện nữa. nhưng lần này gã luyện võ để đối phó với Nữ lang áo lục thì lại rất

chăm chỉ và hết sức dụng tâm. Gã nhớ kỹ từng chiêu từng thức vào lòng.

Trừng Quan nói :

- Tiểu sư thúc ? Sư thúc cố gắng học thứ võ công này, thực ra. . . thực ra chẳng

bổ ích chi hết. Theo ý kiến. . . của sư điệt thì sư thúc nên bắt đầu lại từ Thiếu Lâm

trường quyền rồi theo tuần tự mà tiến thì mới là chính đạo.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Tại sao lại chẳng được ích gì ?

Trừng Quan đáp :

- Những chiêu thức này không có căn bản về nội công thì khi gặp tay cao thủ,

bất luận sư thúc có biến hoá xảo diệu đến mấy cũng phải thất bại chua cay. NÓ chỉ

dùng để đối phó với hai nữ thí chủ kia là hữu dụng mà thôi.

Vi Tiểu Bảo cười nói :

- Thế thì hay lắm ? ta chỉ cần học để đối phó với nữ thí chủ đó.

Trừng Quan giương mắt lên nhìn vẻ mặt lão ngơ ngác không hiểu ý kiến của

Vi Tiểu Bảo. Lão hỏi :

- Giả tỷ từ nay trở đi, sư thúc không gặp hai vị nữ thí chủ kia nữa, há chẳng

uổng phí một phen tâm huyết ? chẳng những thế sư thúc còn lỡ mất ngày giờ để

luyện công theo đường chính đạo thì làm thế nào ?

Vi Tiểu Bảo lắc đầu đáp :

- Ta không gặp lại nữ thí chủ đó là không sống được thì còn luyện công phu

theo đường chính đạo hay không chính đạo làm chi nữa ?

Trừng Quan nói hai vị nữ thí chủ kia là kể cả thiếu nữ áo xanh và nữ lang

áo lục Vi Tiểu Bảo lại nhắc tới vị nữ thí chủ đó là trong lòng gã chỉ nhớ nữ lang

áo lục Gã vì nữ lang áo lục mà luyện công cực nhọc. Nếu gã không thể gặp được

nữ lang áo lục nữa thì gã cho rằng dù có học hết các môn võ công cao thâm như

Trừng Quan cũng bằng vô dụng.

Trừng Quan rất lấy làm kỳ bèn hỏi :

- Phải chăng sư thúc đã trúng độc của nữ thí chủ kia nên cần gặp y đặng lấy

thuốc giải ? Nếu không gặp y thì khó bảo toàn tính mạng chăng ?

Vi Tiểu Bảo cười thầm tự nghĩ :

- Mình nói chuyện trai gái phong nguyệt thì nhà sư già này lại kéo mình đi

tận đâu đâu.

nhưng ngoài miệng gã cười đáp :

- Đúng thế ? Đúng thế ? Ta trúng phải chất độc của nữ thí chủ đó. Chất độc

này đã ngấm vào lục phủ ngũ tạng và xương tuỷ toàn thân phải chính y mới giải trừ

được

Trừng Quan la lên một tiếng úi chao, rồi nói :

- Trừng Chiếu sư đệ Ở bản tự là một tay chuyên nghề giải độc. Sư điệt đi kêu

y đến coi cho sư thúc.

Vi Tiểu Bảo cười đáp :

- Không được ? Không được ? Ta trúng phải chất độc mãn tính, phải chính y

mới có thuốc giải, còn người ngoài bất luận là ai cũng không chữa được, Trừng

Chiếu lão hoà thượng lại càng vô dụng.

Trừng Quan nửa tin nửa ngờ nhắc lại :

- Té ra chỉ có đích thân nữ thí chủ kia mới giải được mà thôi.

vi Tiểu Bảo nói :

- E rằng chính người y mới là thuốc giải.

Trừng Quan hiểu lầm lại chỏằng chỉ mình nữ lang có thuốc giải. Hiểu trật

một chữ là ý câu khác hẳn

Sau hai tháng. Vi Tiểu Bảo đã học thuộc hết các chiêu thức để phá giải hai vị

nữ lang kia.

Hàng ngày gã cùng Trừng Quan diễn thử, gã cho nhà sư già râu tóc bạc phơ

đóng vai hồng nhan nữ lang áo lục. CÓ luc gã buông lời trêu ghẹo, hoặc ra tay rất

êm dịu.

Hay Ở chỗ Trừng Quan ngây ngô chẳng hiểu gì. Lão lại cho rằng vị tiểu sư

thúc này giác ngộ phật pháp, thiền cơ đến chỗ cao thâm. Còn chính lão là kẻ ngu

muội, không hiểu được đến chỗ tinh tế.

Một hôm hai người đang ngồi trong thiền phòng bàn luận về đao pháp của

hai vị nữ lang thì thấy môtj tên chấp sự tăng Ở Bát Nhã Đường chạy đến ngoài cửa

phòng nói vọng vào :

- Phương trượng đại sư mời sư thúc tổ cùng sư bá lên ngay đại điện nói

chuyện.

Hai người lên tới Đại Hùng bảo điện thì thấy trong điện có mấy chục tân

khách Ở ngoài đến, kẻ ngồi người đứng.

Phía trên có ba người ngồi. Người thứ nhất là một vị vương tử sứ Mông Cổ,

tuổi lối hai mươi.

Người thứ hai là một lạt ma vào hàng trung niên. Thân hình khô đét mà thấp

lùn, nước da đen nhẻm.

Người thứba là một quan quân mặc sắc phục của cấp tổng binh. Vị quân quân

này chừng hơn bốn chục tuổi.

Phương trượng là Hối Thông thiền sư ngồi Ở mé dưới để bồi tiếp tân khách.

Mấy chục người đứng Ở phía sau ba nhân vật ngồi đó có võ quan, có lạt ma,

lại có hơn mười người ăn mặc theo lối bình dân. Nhưng người nào cũng lộ vẻ tinh

nhanh hùng dũng, đã luyện võ công.

Hối Thông phương trượng thấy Vi Tiểu Bảo bước vào điện liền đứng dậy nói

- Sư đệ ? Đây là các vị khách giá lâm bản tự. Vị này là vương tử thuộc Cát

Nhĩ bộ Ở Mông Cổ, quí hiệu là Cát Nhĩ Đan điện hạ. Vị này là Đại lạt Ma Ở Tây

Tạng, pháp hiệu là Xương Tề đại pháp sư. còn vị này là Tông binh quan Mã Đại

nhân dưới trướng Bình Tây Vương phủ.

Hối thông đại sư phương trượng quay lại phía ba người giới thiệu :

- Đây là Hối Minh thiền sư, sư đệ của lão tăng.

Mọi người thấy Vi Tiểu Bảo còn nhỏ tuổi quá, gã lại bị thương mới khỏi,

hình dáng tiều tuỵ trông chẳng ra dáng gì là một vị cao tăng ngang hàng phương

trượng chùa Thiếu Lâm , đều rất đỗi ngạc nhiên.

Cát Nhĩ Đan vương tử không nhịn được bật cười nói :

- Vị tiểu cao tăng này nhỏ quá thật là thú vị ? Ha ha ? CỔ quái, chân cổ quái ?

Vi Tiểu Bảo chắp tay đáp :

- A Di Đà Phật ? Vị đại vương tử này to lớn coi rất ngộ nghĩnh ? Hì hì ? Ly

kỳ, thật ly kỳ ?

Cát Nhĩ Đan tức giận hỏi :

- Ta có gì đáng ly kỳ ngộ nghĩnh đâu ?

Vi Tiểu Bảo hỏi lại :

- Tiểu tăng có điều chi cổ quái ? Điện hạ ly kỳ thế nào thì tiểu tăng cũng vậy.

Kẻ tám lạng người nửa cân, hai bên có kém gì nhau ?

Gã nói rồi ngồi xuống mé dưới Hối Thông phương trượng.

Trừng Quan đứng Ở phía sau gã.

Mọi người nghe hai nhân vật đối đáp nhau cao thâm khôn lường, chẳng ai

dám nói gì.

Hối Thông phương trượng cất tiếng hỏi :

- Không hiểu ba vị quí nhân giá lâm bản tự có điều chi dạy bảo ?

Xương Tề lạt ma đáp :

- Bọn bần tăng ba người ngẫu nhiên đến đây rồi bàn đến chuyện quý tự. Ai

cũng cho rằng chùa Thiếu Lâm là núi Thái Sơn, là sao Bắc Đẩu về võ học Ở Trung

Nguyên, trong lòng rất lấy làm ngưỡng mộ. Bọn bần tăng đều Ở chốn biên cương

hẻo lánh, kiến văn nông cạn. Vì thế rủ nhau lên bảo tự chiêm ngưỡng để bái kiến

coa tăng tôn phạm, thật lấy làm vinh hạnh.

Lão tuy là Lạt ma Ở Tây Tạng mà nói tiếng Bắc Kinh rất rõ ràng mà lời lẽ lại

văn nhã Giả tỷ lão không mặc hoàng bào theo kiểu Lạt ma thì ai cũng cho la một vị

quan liêu hiển hách trong triều.

Hối Thông đáp :

- Bọn lão tăng không dám. Mông Cổ, Tây Tạng, Vân Nam là ba nơi phật

pháp cực kỳ hưng thịnh. Ba vị được phật pháp sáng soi từ lâu, dĩ nhiên trí tuệ hơn

đời Bọn lão tăng rất mong được các vị chỉ điểm.

Xương Tề Lạt Ma hỏi đến võ học mà Hối Thông phương trượng lại chỉ nói tới

phật pháp.

Nên biết chùa Thiếu Lâm tuy võ công nổi tiếng khắp thiên hạ , nhưng cac vị

cao tăng trong chùa đều chuyên cần tu luyện Phật pháp làm đường chính. Còn học

võ chỉ là một tiết mục để bảo vệ Phật pháp mà thôi.

Cát Nhĩ Đan hỏi :

- Bọn tiểu vương nghe nói chùa Thiếu Lâm chuyền đã bao nhiêu đời bẩy

mươi hai môn tuyệt kỹ, oai danh lừng lẫy thiên hạ, không đâu sánh kịp. Liệu

phương trựng có thể mời các vị cao tăng Ở quí tự biểu diễn các môn đó cho tiểu

vương coi để mở rộng tầm mắt được chăng ?

Hối Thông đáp :

- Xin thưa điện hạ rõ là những lời đồn đại trên chốn giang hồ chưa chắc đã

hoàn toàn là đúng sự thực. Tăng lữ Ở bản tự chỉ chuyên cần việc tham thiền để cầu

giác ngộ là đương chính đạo. Tuy cũng có người rèn luyện võ công nhưng là để cho

thân thể cường kiện mà thôi. Những tiểu kỹ nhỏ mọn đó chẳng có gì đáng để điện

hạ quan tâm.

Cát Nhĩ Đan hỏi :

- Phương trượng ? phương trượng chẳng quang minh lỗi lạc chút nào ?

Phương trượng diễn thử bẩy mươi hai môn tuyệt kỹ thì bất quá bọn tiểu vương chỉ

coi cho biết mà thôi, chứ có học lóm mất đâu mà phương trương phải hẹp lương thế

Oai danh chùa Thiếu Lâm lớn quá, những người lên núi thỉnh cầu học võ

công hơn ngàn năm nay tháng nào cũng có. CÓ người thành tâm cầu nghệ, có người

vì ác ý đến gây hấn. Bất cứ đối với ai, các tăng lữ trong chùa đều chối từ. Dù gặp kẻ

cuồng ngạo, ăn nói láo khoét, chẳng uý ky gì, các nhà sư cũng đối đãi theo lễ nghĩa,

chẳng bao giờ tranh hơn với ai. Trừ phi gặp người lên chùa động võ đả thương nhân

mạng thì các nhà sư bất đắc dĩ mới phải phản kích. Bản ý của nhà chùa là mong cho

những người đến lại vui vẻ ra về.

Những hạng người ăn nói ngông cuồng như Cát Nhĩ Đan vương tử, Hối

Thông đã nghe nhiều, lão chẳng lấy chi làm tức giận chỉ mỉm cười đáp :

- Nếu ba vị có lòng tới đây để thuyết minh thiền lý, bàn luận Phật pháp thì

đương nhiên lão tăng triệu tập tăng chúng để kính cẩn nghe lời bổ ích cho đạo giáo.

còn về những môn võ công thì bản tự đã có quy củ, quyết không dám múa rìu qua

mắt thợ đối với các vị thí chủ Ở ngoài đến.

Cát Nhĩ Đan tức mình văng tục :

- Phương trượng nói thế thì ra chùa Thiếu Lâm chỉ có hư danh. Còn võ công

của cac tăng lữ trong chùa không bằng rắm chó, không đáng một đồng hay sao ?

Hối Thông mỉm cười đáp ;

- Đời người Ở trên thế gian vốn là khong hư, đúng ra không bằng rắm chó,

không đáng một dồng. Thanh danh đã là thân ngoại chi vật thì điện hạ bảo tệ tự chỉ

có hư danh cũnlà đúng lắm vậy ?

Cát Nhĩ Đan thấy nhà sư già này vẫn điềm tĩnh tuyệt không nổi nóng hắn

không khỏi sửng sết, liền đứng dậy cười ha hả trỏ vào Vi Tiểu Bảo nói :

- Tiểu hoà thượng ? Phải chăng tiểu hoà thượng cũng là nhân vật không bằng

rắm chó, không đáng một đồng tiền ?

Vi Tiểu Bảo cười hì hì đáp :

- Dĩ nhiên đại vương tử hay hơn tiểu hoà thượng. Tiểu hoà thượng không

bằng rắm chó, không đáng một đồng. Còn đại vưng tử ngang bằng rắm chó, đáng

giá một đồng. Cái đó kêu bằng cao hơn một bậc.

Quần hào, chư tăng có mấy người không nhịn được phải bật lên cười thành

tiếng.

Cát Nhĩ Đan cả giận cơ hồ không nhẫn nại được đã toan động võ, nhưng rồi

hắn nghĩ lại :

- Gã tiểu hoà thượng này liệt vào hàng địa vị rất cao trong chùa Thiếu Lâm , e

rằng gã có điều chi quái dị cũng chưa biết chừng.

Hắn thở hồng hộc mấy tiếng rồi cố gắng gượng đè nén lửa giận không để

bốc lên.

Vi Tiểu Bảo lại nói ;

- Điện hạ bất tất phải nóng giận. Nên biết rằng thối tha nhất tren thế gian

chẳng phải là rắm chó mà là lời nói của con người. Nhièu kẻ nói ra mùi hôi thối bốc

lên đến tận trời xanh khác nào. . .khác nào. . .ha ha ? Nhưng thôi chẳng nói nhiều

nữa. Con người không đáng một đồng cũng chưa phải kẻ đê tiện vào bậc nhất. Đê

tiện bậc nhất phải là người thiếu nợ người ta hàng ngàn hành vạn lạng bạc mà chối

cãi không trả. Điện hạ có thiếu nợ ai không thì chỉ một mình điện hạ biết được.

Cát Nhĩ Đan ngơ ngác, trong lúc nhất thời chưa biết đối đáp thế nào.

Hối Thông phương trượng xen vào :

- Lời nói của sư đệ thiền cơ rất uyên thâm ? L ão tăng kính phục vô cùng ? Con

người Ở đời không thoát khỏi vòng nhân quả báo ứng. CÓ nhân thì phải có quả, làm

ác thì phải chịu ác báo. Con người không đáng một đông bất quá là kẻ vô thiện vô

ác, đem so với kẻ lắm nghiệt trái thì còn khá hơn nhiều.

Nguyên là các vị cao tăng môn Thiền tông phần lớn chẳng lúc nào là không

nghiên cứu thiền lý. Vi Tiểu Bảo nói mấy câu này chỉ vì mục đích chê bai Cát Nhĩ

Đan, nhưng nó lọt vào tai Hối Thông thì lại thành ra thiền cơ rất uyên thâm.

Trừng Quan nghe phương trượng giải thích như vậy liền hiểu ra ngay, lão rất

lấy làm hoan hỷ thán phục, cũng nói theo :

- Hối Minh sư thúc nhỏ tuổi đã thành bậc đại đức, giác ngộ thiền lý một cách

sâu xa. Nhất định sư thúc là một nhân vật phát huy giáo lý của ta ngày một thêm

rộng lớn.

Một tên tiểu hoà thượng nói nhăng nói càn được hai nhà sư già lên tiếng phụ

hoạ khiến cho Cát Nhĩ Đan vô cùng hổ thẹn. Hắn tức giận mặt đỏ bừng lên, đột

nhiên nhảy xổ về phía Vi Tiểu Bảo .

Hai bên tân chủ ngồi đối diện nhưng cách nhau hơn hai trượng. Thân thủ Cát

Nhĩ Đan cực kỳ mau lẹ. Hắn vọt mình đi một cái đã tới nơi. Hai bàn tay hắn khoằm

khoằm như móc câu, mọt chụp vào mặt, một chụp xuông giữa ngực Vi Tiểu Bảo .

Bàn tay chưa chụp tới thì một luông kình phong đã bọc lấy toàn thân gã.

Vi Tiểu Bảo muốn kháng cự cũng không nhúc nhích được nữa, chỉ còn đường

bó tay chịu chết.

Hối Thông phương trượng giơ tay mặt lên khẽ phất tay áo một cái ngăn chặn

trước mặt Cát Nhĩ Đan .

Luồng kình lực của Cát Nhĩ Đan đụng vào tay áo nhà sư khiến cho hắn cảm

thấy khí huyết nhộn nhạo, khác nào chạm phải một bức tường dầy mặt ngoài mềm

như bông mà bên trong rắn tựa gang thép.

Cát Nhĩ Đan không tự chủ được vội lùi lại ba bước, cơ hồ ngã ngửa về phía

sau. Hắn muốn phát huy kình lực để đứng lại, nhưng chân không đứng vững, lại

phải lùi thêm ba bước rồi đột nhiên luồng lực đạo xô đẩy biến mất.

Cũng trong thời gian chớp nhoáng này, luồng lực đạo trong người hắn cũng

tiêu tan

Cát Nhĩ Đan cực kỳ kinh hãi, hai chân hắn nhũn ra sắp phải ngồi xuống, liền

than thầm :

- Hỏng rồi ? Phen này chắc mình bị một phen mất mặt.

Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ, bỗng hắn cảm thấy đít mình đặt vào vật rắn,

thì ra hắn đã ngồi trúng vào mặt ghế của mình trước.

Hối Thông phương trượng phất tay áo bào nhả luồng kình lực nhẹ nhàng và

ôn hoà, chẳng chút chi là bá đạo.

Luồng kình lực hai bên chạm nhau trong chớp mắt, nhà sư đã đo lường được

rất chuẩn xác, vừa vặn đẩy đối phương lùi lại ngồi xuống ghế.

Giả tỷ luồng lực của Hối Thông nặng thêm một tý, khiến tư thế của Cát Nhĩ

Đan ngồi mạnh xuống tất làm cho gẫy ghế mà hắn phải ngã ngửa về phía đằng sau.

Bằng luồng lực dạo này nhẹ hơn thì hắn chưa tới ghế đã ngồi phệt ngây xuống đất

rôl

Những người bên đối phương mười phần có đến tám, chín là những tay có

bản lãnh cao thâm nhìn thấy Hối Thông phất tay áo rất nhẹ nhàng mà thực ra chứa

đựng nền võ học xuất thần nhập hoá. SỐ đông không nhịn được bật tiếng hoan hô.

Cát Nhĩ Đan không bị mất mặt ngay đương trường đã yên tâm được một chút.

Hắn ngấm ngầm hít một hơi chân khí thấy nội lực pháthuy như thường chứ không

bị nhà sư già hoá tán thì trong bụng mừng thầm.

Nhưng tiếp theo hắn lại nghĩ tới cử chỉ lỗ mãng của bản thân, tuy bề ngoài

chưa đến nỗi mất thể diện mà thật ra bẽ mặt vô cùng. Mặt hắn đỏ bừng lên, lại nghe

tiếng hoan hô Ở phía sau, hắn đoán được đây là người ta tán dương nhà sư đẩy hắn

vừa đúng mức, nên hắn lại càng căm giận.

Vi Tiểu Bảo chưa hết hú vía, thấy Hối Thông quay sang nhìn gã nói :

- Sư đệ ? Định lực của sư đệ rất cao cường. Những va chạm ngay bên không

là cho bị xáo động, vẫn thản nhiên như chẳng thấy gì. sách Đại bảo tích kinh đã nói

: con người Ở giữa chốn chông gai không cử động thì khỏi bị gai đâm. Cõi lòng

không xúc đọng thì lúc nào cũng giữ được lạc thú trong cảnh tĩnh mịch. Cõi lòng

dao đông thúc đẩy cho người cất nhắc tất bị thương vì gai đâm.

Hối Thông ngừng lại một chút rồi tiếp :

- Vì thế mà kinh sách kết luận bằng câu : hữu tâm đều là khổ não, vô tâm

mới yên vui. Sư đệ hãy còn nhỏ tuổi mà công phu hàm dưỡng đã đạt tới chỗ vô

tâm, lúc nào cũng bất động thật là một bậc đại trí tuệ, một kỳ tài của trời ban cho.

Hối Thông phương trượng có biết đâu là Vi Tiểu Bảo chẳng những không thể

phản kích hay đỡ gạt mà cả ý nghĩ né tránh cũng chưa kịp lộ ra ngoài mặt. Cát Nhĩ

Đan nhảy tới lẹ quá Câu nói Sét đánh không kịp bưng tai có nghĩa là dù có muốn

bưng tai cũng không kịp, còn Vi Tiểu Bảo thì lại còn chưa nghĩ tới chuyện bưng tai.

Hối Thông phương trượng lấy việc tu tâm dưỡng tính làm môn chính tong,

còn việc rèn luyện võ công chỉ là chi tiết phụ thuộc. Hàng ngày lão chuyên chú đem

hết tinh thần vào việc tu dưỡng để mong đạt tới cảnh vô ngã, nên lão thấy Vi Tiểu

Bảo chẳng nghĩ gì tới nỗi an nguy, đường sinh tử cho chính thân mình, thì không

khỏi đem lòng bội phục gã đến cùng cực. Lão cho rằng mình phất tay áo theo phép Phi nạp công , để đẩy lùi Cát Nhĩ Đan còn chưa đủ.