Cuối sơn thôn, nơi triền núi, trong một gian nhà lá vẫn còn ánh đèn leo lét, mặc dù đêm đã sang canh ba.

Trong gian nhà lá nhỏ ấy, nói đúng hơn là một cái nhà lá bỏ hoang, có một cái bàn nho nhỏ cũ kỹ và mấy khúc cây dùng làm ghế ngồi cho bốn người già trẻ đó là trưởng lão Lê Giang, Quái Y Đinh Hạo, Thiết Bút Ngô Xuyên và cậu bé Kim Phi.

Cả bốn người cứ ngồi như đang chờ đợi từng khuôn mặt đăm chiêu lo lắng.

Lê trưởng lão lên tiếng :

- Chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi chờ mãi thế này sao?

Thiết Bút Ngô Xuyên nhún vai :

- Không chờ thì biết làm gì?

Lê trưởng lão nói :

- Chúng ta cứ làm một chuyến dọ thám Thanh Lâm bảo có được không?

Ngô Xuyên lại nói :

- Chúng ta đã chờ lâu rồi thật, nhưng Lê lão huynh hãy dằn tâm chờ thêm một canh nữa xem sao!

Lê Giang trưởng lão :

- Có chắc Đoàn Trung Ngọc trở lại đây không mà chúng ta cứ đợi mãi thế này.

Ngô Xuyên ôn tồn :

- Ngô đệ tin rằng Trung Ngọc sẽ đến đây trong chốc lát nữa thôi!

Mọi người nghe nói hồ nghi, chợt bên ngoài có tiếng cười trong thanh rồi tiếp theo là tiếng nói :

- Thiết Bút Ngô Xuyên, thính giác quả là cao siêu.

Ngô Xuyên cười ha hả :

- Thượng Quan nữ hiệp vừa nghe tiếng đã biết Ngô mỗ này rồi.

Ngô Xuyên vừa nói dứt câu thì nơi cửa nhà lá đã hiện ra ba người đó là Phụng Chân, Trung Ngọc, Hà Đa.

Mọi người chăm chú nhìn họ.

Ngô Xuyên liền lên tiếng :

- Ngô mỗ quyết tâm chờ đợi và nhất định Đoàn huynh phải đến.

Trung Ngọc vừa cười vừa lắc đầu :

- Nếu không có Thượng Quan muội muội sắp đặt một con đường thoát thân thì Ngô Xuyên vĩnh viễn uổng công chờ đợi.

Ngô Xuyên ngạc nhiên :

- Trong Thanh Lâm bảo có đường thoát à?

Trung Ngọc nói :

- Có lẽ Ngô huynh có biết dòng thác ở phía Tây của Thanh Lâm bảo đấy chớ?

Ngô Xuyên gật đầu :

- Đó là dòng thác chảy xiết không ai dám lội qua.

Trung Ngọc tiếp :

- Nhưng đó chính là con đường đã đưa chúng tôi thoát ra khỏi Thanh Lâm bảo.

Ngô Xuyên hoài nghi :

- Đoàn huynh không nói đùa đấy chứ?

Trung Ngọc lắc đầu :

- Đó là sự thật, nhưng phải nhờ đến một nữ nhân.

Ngô Xuyên nhìn sang Phụng Chân nên nàng mỉm cười lên tiếng :

- Ngô huynh đừng tưởng lầm tôi, mà đó là một bằng hữu của tôi.

Ngô Xuyên hỏi tiếp :

- Ai vậy?

Phụng Chân đáp :

- Lâm Tiểu Nhược.

Ngô Xuyên nhíu mày :

- Tên này lạ quá!

Phụng Chân nói :

- Thật ra không lạ lắm đâu.

Ngô Xuyên nói :

- Nếu không lạ, cô nương thử nói rõ hơn xem.

Phụng Chân mỉm cười :

- Ngô huynh có biết người vợ của Huyết Ảnh Thần Quân Lý Đình Thu là ai không?

Ngô Xuyên đáp :

- Cái con yêu nữ ấy mà nói đến làm gì?

Phụng Chân lắc đầu :

- Tôi không nói đến con yêu nữ đó mà đề cập đến người vợ của hắn kia.

Ngô Xuyên ú ớ :

- Việc này... việc này Ngô mỗ không rõ lắm?

Phụng Chân nói :

- Lâm Tiểu Nhược là người vợ chính thức của Lý Tiểu Thu đấy.

Mọi người đều ngạc nhiên trố mắt nhìn nàng nên Phụng Chân phải từ từ kể rõ sự việc đã xảy ra cho mọi người nghe và ai cũng lấy làm xúc động cho tình cảnh của Tiểu Nhược.

Kể xong câu chuyện Phụng Chân lại nói :

- Có những nhân vật mà chúng ta khó biết như tên Bảo chủ Thanh Lâm bảo hiện tại, với võ công quả hết sức cao siêu, sờ sờ ra đó mà chúng ta cũng chưa thể nào biết hắn là ai.

Ngô Xuyên lắc đầu :

- Vậy hình dáng hắn ra sao?

Trung Ngọc đáp :

- Hắn cao lớn ngời, hai bàn tay trắng nõn nà như nữ phái nhưng hắn đeo mặt nạ nên không biết được mặt thật của hắn.

Nói đến đó chàng lấy trong người ra một cái mặt nạ và tiếp :

- Đây là chiếc mặt nạ mà từ thuộc hạ đến tên Bảo chủ đều mang như nhau.

Mọi người đều nhìn tấm mặt nạ cấu tạo rất tinh xảo đều lấy làm ngạc nhiên.

Ngô Xuyên lại hỏi :

- Đoàn huynh đã lấy được chiếc mặt nạ ấy trong Thanh Lâm bảo phải không?

Trung Ngọc liền thuật lại diễn tiến để lấy chiếc mặt nạ cho mọi người nghe rồi thêm :

- Chiếc mặt nạ ấy của một người quen của tất cả chúng ta ở đây.

Ngô Xuyên liền hỏi :

- Ai vậy?

Trung Ngọc đáp :

- Khi tôi nói ra chắc các vị khó tin nhưng đó là sự thật.

Ngô Xuyên lại giục :

- Đoàn huynh cứ nói đi, sao lại rào đón kỹ thế?

Trung Ngọc nhìn qua mọi người rồi đáp :

- Người ấy chính là Đặng Phùng, Tiêu đầu của Hắc Long bảo tiêu.

Mọi người nghe xong đều tỏ vẻ sửng sốt, mắt mở lớn, miệng há hốc, im lặng một lúc lâu mới lắng dịu tâm tư.

Trung Ngọc thấy thế lên tiếng :

- Hình như các vị không tin lời nói của tại hạ phải không?

Lê trưởng lão liền đáp :

- Không phải thế đâu lão đệ à! Nhưng đó quả là một chuyện là lùng vì tiêu đầu Đặng Phùng đã chết cách đây hai năm rồi cơ mà.

Trung Ngọc gật gù :

- Việc Đặng Phùng đã chết, tại hạ cũng có nghe qua, nhưng con người mang chiếc mặt nạ này nơi Thanh Lâm bảo chính là Đặng Phùng và khi lấy chiếc mặt nạ, tại hạ cũng rất kinh ngạc như các vị.

Trung Ngọc nhìn xa xôi nói tiếp :

- Hai năm trước đây, phụ mẫu tại hạ có nhờ Tiêu đầu Đặng Phùng và người anh là Đặng Khánh tiêu đầu chuyên chở một chuyến hàng đồ cổ từ miền cận biên xa xôi này về gia trang, tại hạ có gặp và tiếp chuyện với hai huynh đệ họ Đặng, không ngờ không đây một tháng sau, tại hạ nghe phụ mẫu nói Tiêu đầu Đặng Phùng đã chết, song lúc ấy tại hạ vì không để ý đến việc giang hồ nên không chú ý, cho đến đêm qua nhìn lại khuôn mặt, tại hạ rất đỗi ngạc nhiên.

Lê trưởng lão chận lời tiếp :

- Cho đến khi Đoàn lão đệ được bầu làm Tổng bang chủ thì lão đệ mời để ý việc giang hồ và từ đó lời lão đệ từ trung tâm Trung Nguyên dạt tới nơi cận biên Tây Vực này. Rồi ở nơi đây, lão đệ cũng không sử dụng đến Huyết Long tuyệt chiêu kiếm pháp để dễ bề tìm dấu vết Kim Ưng bang phải không?

Trung Ngọc phì cười, nói :

- Không có việc gì giấu được Cái bang dẫu cách xa muôn trùng.

Phụng Chân lên tiếng :

- Việc Đặng Phùng có dính dấp đến Thanh Lâm bảo làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng có một việc nữa là tôi rất băn khoăn là hình như người của Cái bang cũng có liên quan đến Thanh Lâm bảo nữa.

Lê trưởng lão hỏi ngay :

- Việc như thế nào cô nương lại nói như thế?

Phụng Chân liền kể việc xâm nhập Thanh Lâm bảo và nghe tên Bảo chủ hỏi có phải người Cái bang không? Đó chẳng qua chúng nhận ra dấu hiệu của Hà Đa nên để chúng ta vào đó dễ dàng và hỏi như thế, việc này thiệt khó hiểu.

Lê trưởng lão nói ngay :

- Có lẽ lão đây phải về Tổng đàn trình bày cho Bang chủ rõ và truy nguyên xem sao.

Lão Quái Y nói :

- Phải đấy lão huynh hãy hành động càng sớm càng tốt.

Lê trưởng lão gật đầu :

- Việc ấy đã hẳn rồi, nhưng lão nói không khó thuyết phục Bang chủ nên muốn có Thượng Quan cô nương rõ tường sự việc là lão Quái Y cùng đi ắt chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Lão quái đáp :

- Lão huynh đã có lời yêu cầu như buộc người ta, chẳng lẽ Thượng Quan cô nương và lão già này từ chối được sao.

Lê trưởng lão vui vẻ :

- Thế thì hay quá! Hơn nữa sẽ thêm lực lượng Cái bang để tìm ra dấu vết bọn Hứa Liễu Hàn đã lấy lại Hàn Phong kiếm và có thể có cả vị Dược Vương Thần Y bị chúng giam giữ nữa.

Phụng Chân quay qua Trung Ngọc :

- Bây giờ Đoàn huynh đã tính việc gì với Ngô huynh vậy?

Trung Ngọc đáp :

- Việc tiêu đâu Đặng Phùng không thể bỏ qua vì có liên quan đến Thanh Lâm bảo. Hơn nữa Ngô huynh nói Đặng Khánh là huynh của Đặng Phùng có nhờ Ngô huynh lo giùm việc Liên Hoa cung gây rắc rối với Hắc Long bảo tiêu và Đặng Phùng.

Phụng Chân chặn lời :

- Bởi vậy huynh dự tính giúp Ngô huynh giải quyết việc ấy phải không?

Trung Ngọc gật đầu :

- Đúng vậy!

Phụng Chân nói :

- Thế cũng được, nhưng huynh phải khéo léo đây chứ Liên Hoa cung không phải dễ đối phó đâu.

Thế là hai cánh đã thỏa thuận và lên đường ngay.

Trung Ngọc cùng Ngô Xuyên cấp tốc đến Hắc Long bảo tiêu, còn năm người còn lại đi ngay đến Tổng đàn Cái bang.

Trên đường đi Ngô Xuyên để rõ mọi uẩn khúc giữa Hắc Long bảo tiêu và Liên Hoa cung để Trung Ngọc rõ mà tùy tiện dàn xếp.

Hắc Long bảo tiêu âm thầm chờ đợi.

Mọi hoạt động của Bảo Tiêu hoàn toàn ngưng động tạo nên một không khí nặng nề bao trùm dãy nhà và tiền sảnh của cơ sở bảo tiêu.

Mặt trời lên đến đỉnh đầu là giờ phút chờ đợi, giờ phút của lời ước hẹn mà Liên Hoa cung sẽ cử người đến đòi mạng Đặng Phùng.

Giờ phút nặng nề ấy đã đến đò là giờ ngọ...

Không có một bóng người nào bén mảng, lấp ló, nơi đại sảnh ngoài một mình Đoàn Trung Ngọc vừa ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành giữa đại sảnh với dáng thảnh thơi nhâm nhi từng ngụm trà nóng thơm ngon, nhưng chỉ có đôi mắt chăm chú nhìn thửng ra cửa chính và thấy cả khoảng đường vắng phía trước Hắc Long Tiêu.

Chợt có tiếng vó ngựa gõ dồn và chiếc xe song mã sang trọng vừa ngừng ngay tầm nhìn của Trung Ngọc tuy ở ngoài đường lớn.

Trung Ngọc lẩm bẩm :

- Đến đúng hẹn lắm!

Lúc đó, người xà ích là một cô gái đôi tám quay lui lên tiếng :

- Đã đến Hắc Long bảo tiêu.

Cửa thùng xe liền mở. Hai cô gái y phục màu hồng bước xuống xe rồi đứng lại hai bên cửa xe, sau đó một cô gái y phục trắng, trên ngực áo có thêu một hoa lan nho nhỏ lấp lánh rất sắc sảo từ trong xe bước ra dáng dấp uy nghi.

Sau đó cả ba tiến thẳng vào trong hành lang và tiếp tục đến cửa đại sảnh mới dừng lại.

Mặc dù đã thấy Trung Ngọc ngồi giữa đại sảnh nhưng cô gái lên tiếng :

- Có ai trong đó không?

Trung Ngọc vẫn ngồi yên trên ghế đáp :

- Có, có tôi, xin mời vào!

Cô gái y phục trắng “hừ” một tiếng rồi đi thẳng vào đại sảnh hai cô gái y phục hồng vẫn đứng yên bên ngoài.

Khi đến trước Trung Ngọc cô gái y phục trắng lạnh lùng nói :

- Chỉ có ngươi chư không có Đặng Khánh sao?

Trung Ngọc thản nhiên :

- Tôi là người đại diện cho Đặng Khánh cho Hắc Long bảo tiêu.

Cô gái lắc đầu :

- Không được, ta muốn gặp Đặng Khánh chứ không cần ngươi đại diện.

Trung Ngọc không đáp lời mà đưa mắt nhìn cô gái từ đầu xuống chân rồi nói :

- Có lẽ cô nương là Đường chủ Bạch Lan Lê Kiều Thư, một trong Ngũ Kỳ Lan của Liên Hoa cung.

Cô gái gật đầu :

- Đúng là Đường chủ Bạch Lan Lê Kiều Thư.

Trung Ngọc tiếp :

- Đường chủ là đại diện cho Liên Hoa cung chủ?

Lê Kiều Thư lại gật đầu :

- Đúng! Rồi sao?

Trung Ngọc mỉm cười :

- Cô nương là người đại diện và tôi cũng là người đại diện thế thì chúng ta nói chuyện với nhau rất cân xứng.

Kiều Thư “hừ” một tiếng :

- Ta đại diện nhưng ta toàn quyền quyết định.

Trung Ngọc phì cười :

- Tôi cũng vậy, cũng toàn quyền quyết định.

Kiều Thư tuy có bực tức nhưng mím môi nói :

- Được lắm! Hãy giao đi!

Trung Ngọc hỏi ngay :

- Giao cái gì vậy Lê cô nương?

Kiều Thư gằn giọng :

- Đặng Phùng!

Trung Ngọc thong thả :

- Cái chết của Đặng Phùng hai năm về trước chắc cô nương cũng đã rõ thì làm sao trao cho cô nương được?

Kiều Thư hỏi phủ :

- Cái chết của hắn thật hay giả?

Trung Ngọc đáp :

- Sao lại có chuyện chết giả, cô nương nói lạ quá?

Kiều Thư nói :

- Nếu vậy, hãy giao xác chết của hắn cho ta.

Trung Ngọc cười cười, liếc qua nàng và nói :

- Trong Ngũ Kỳ Lan thì Bạch Lan cô nương là người có trí nhất, mà Cung chủ sai phái cô nương đến đây hôm này, không lẽ chỉ có mỗi một việc đòi xác chết của Đặng Phùng thôi sao?

Kiều Thư hỏi ngay :

- Tại sao ngươi suy luận như thế?

Trung Ngọc đáp :

- Đến để xung đột giao đấu có lẽ Hắc Lan Từ Cẩm Vân và Hồng Lan Đào Bảo Yến thì thích hợp hơn cô nương rất nhiều.

Kiều Thư gằn giọng :

- Nghĩa là người cho rằng công lực và kiếm pháp của ta không nhanh không mạnh bằng hai người ấy?

Trung Ngọc mỉm cười :

- Không phải thế đâu, tôi chỉ muốn nói tâm địa của cô nương không hung dữ ác sát như hai người kia đây thôi.

Kiều Thư nói :

- Ngươi hiểu rõ ý của Liên Hoa cung thì đừng lôi thôi nữa, hãy mau giao Đặng Phùng cho ta, chứ đừng lấy cớ hắn đã chết thật rồi.

Trung Ngọc ôn tồn :

- Quí cung dốc lực đến đây, dĩ nhiên muốn đạt mục đích, nhưng mục đích có thật là sự báo thù cho bốn thuộc hạ Liên Hoa cung đã chết vì Liễu Diệp Phi Đao không?

Kiều Thư gằn giọng :

- Chỉ có vậy.

Trung Ngọc lắc đầu :

- Không chỉ có thế mà còn có thể có vấn đề khác quan trọng hơn.

Kiều Thư nói ngay :

- Hãy nói xem?

Trung Ngọc mỉm cười :

- Nếu quí cung có tiêu diệt Hắc Long bảo tiêu cũng chẳng thu nhập được lợi ích gì, tại sao cứ bức bách chẳng dung tha?

Kiều Thư thở ra :

- Không cần dòng dài nữa, có thể Đặng Khánh không tìm ra Đặng Phùng đó là sự thật, nhưng Đặng Phùng rất có thể dễ dàng trở về nơi này, đó là mấu chốt vấn đề người hiểu rồi chứ?

Trung Ngọc gật gù :

- Như vậy, mục đích của quí cùng là bức bách cho Đặng Phùng là vì hắn có tình cốt nhục với Đặng Khánh và không muốn Hắc Long bảo tiêu này tiêu tan?

Kiều Thư gật đầu :

- Đúng như vậy!

Trung Ngọc thở ra, lắc đầu :

- Đã muộn rồi, tâm kế của quí cung kể như hoài công.

Kiều Thư hỏi ngay :

- Tại sao?

Trung Ngọc đáp :

- Tại Đặng Phùng thật sự đã chết, mà vừa chết vào đêm hôm trước, thật đáng tiếc.

Kiều Thư quát điên :

- Ngươi xem thường ta quá! Ngươi đánh giá thế nào mà dám buông lời lừa dối với ta?

Trung Ngọc vẫn bình thản lắc đầu :

- Đó là những lời chân thật tôi nói ra, xin Lê cô nương đừng nghĩ sai mà hỏng đại sự.

Kiều Thư trầm ngâm một lúc, vụt hỏi :

- Ngươi biết rõ hắn đã chết?

Trung Ngọc đáp :

- Đúng như vậy!

Kiều Thư hỏi :

- Thế hắn chết ở đâu? Ai giết hắn?

Trung Ngọc nghiêm giọng :

- Hắn chết bởi con người cầm đầu Thần Kỳ Hội mà Đặng Phùng là đồng bọn.

Kiều Thư giật mình nhưng cố hỏi :

- Thần Kỳ Hội là tổ chức gì vậy?

Trung Ngọc đáp :

- Tôi nghĩ rằng quí cung cũng đang truy tra về tổ chức ấy và con người thần bí cầm đầu đó nữa mà.

Kiều Thư bật cười thành tiếng như khỏa lấp mọi ý tưởng của đối phương và nói :

- Rõ thật ngươi nói những chuyện không đâu!

Trung Ngọc xua tay :

- Đâu chỉ có Liên Hoa cung dấn thân vào việc ấy đâu?

Kiều Thư hỏi :

- Nếu thế còn ai nữa?

Trung Ngọc đáp :

- Cái bang đã ra tay, cũng như nhiều vị anh thư hào kiệt.

Kiều Thư hỏi nhanh :

- Kết quả tra cứu của họ như thế nào ngươi có biết không?

Trung Ngọc đáp :

- Lợi thế của họ là nhiều tai mắt, nên họ đã vào tận sào huyệt, còn Liên Hoa cung cứ loanh quanh chưa đi được tới đâu.

Kiều Thư môi vẫn giữ nụ cười nhẹ mà bàn tay thon nhỏ chầm chậm rút thanh trường kiếm ra khỏi vỏ một cách bình thản tự nhiên.

Trung Ngọc đôi mắt không rời từng động tác của cô gái, nhưng chàng vẫn ngồi yên trên chiếc ghế bành, dựa người điềm nhiên, không tỏ ra có sự cảnh giác nào cả.

Tay cầm kiếm, Kiều Thư cất tiếng lạnh lùng :

- Ta xem ngươi có bản lãnh đến mức nào?

Trung Ngọc thản nhiên :

- Bản lãnh không bao nhiêu nhưng trường kiếm không thể uy hiếp được đâu.

Đột nhiên Kiều Thư hét lớn :

- Ngươi là ai, khai mau?

Trung Ngọc dựa hẳn người vào thân ghế, đáp bằng giọng vẫn ôn tồn tự nhiên :

- Tôi ấy à? Tôi là người đã vào sào huyệt là người hiểu nhiều về Liên Hoa cung.

Vừa hoành kiếm, vừa nói gay gắt :

- Thôi được, đến đây việc Hắc Long bảo tiêu xem như đã giải quyết, dù Đặng Phùng có chết thật hay giả, Liên Hoa cung sẽ không bao giờ bách bức Hắc Long bảo tiêu nữa.

Trung Ngọc gật đầu :

- Đa tạ cô nương! Đa tạ cô Liên Hoa cung!

Vẫn giữ nụ cười kín đáo trên môi hồng, Kiều Thư giọng ôn hòa :

- Việc giải quyết ấy có kèm theo một điều kiện.

Trung Ngọc hỏi :

- Điều kiện gì?

Kiều Thư đáp :

- Ngươi hãy theo ta đến Liên Hoa cung ngay.

Trung Ngọc lắc đầu :

- Không được đâu, Thanh Hoa tiểu thư của ngươi hồ ly lắm, ta đến đó là không được rồi.

Kim Thư nạt lớn :

- Ai nói với ngươi điều đó?

Trung Ngọc tiếp :

- Thiết Bút Ngô Xuyên còn nói thậm tệ hơn nữa kia.

Kiều Thư hỏi :

- Tại sao ngươi tin hắn mà không tin ta chứ?

Trung Ngọc đáp :

- Tôi quen hắn thì phải tin hắn hơn tin cô nương vì cô nương tôi mới gặp lần đầu.

Kim Thư vừa cười vừa nói :

- Vậy ngươi muốn biết rõ hơn về ta phải không?

Trung Ngọc gật đầu :

- Khi nào biết rõ mới tin được.

Kiều Thư “hừ” rồi nói :

- Thế thì được!

Cùng với lời nói, chân nàng đã bay tới trước mặt Trung Ngọc ngọn quyền thần tốc của nàng ta cũng bay theo với kình lực cuốn gió.

Nguy hơn nữa là tay quyền chớp nhoáng đó lại nhắm đúng yêu huyệt Chiêu Trung nơi giữa ngực của Trung Ngọc vút tới.

Trong khi đó, Trung Ngọc vẫn không di động ngồi yên trên ghế, chờ cho hữu quyền của nàng gần chạm vào thân áo, chàng ta mới vụt búng người lên, bật lộn ngược cực nhanh ra phía sau thân ghế.

Bởi vậy, Kiều Thư không sao kịp ngưng lại, nên hữu quyền của nàng đánh vào chỗ dựa của chiếc ghế, làm chiếc ghế bật ngửa ta làm nàng ta mất đà chũi luôn vào người Trung Ngọc nên chàng phải đưa hai tay ôm nàng lại, vô tình hai tay của Kiều Thư cũng ôm lấy thân hình của Trung Ngọc để khỏi ngã chẳng hóa ra hai người đang ôm chặt trong vòng tay của nhau giữa đại sảnh.

Trung Ngọc vội la lớn :

- Ối! Ối! Sao lại ôm người ta kỳ cục vậy?

Kiều Thư lại loay hoay một lúc mới vùng ra được sửa lại y phục quắc mắt hỏi :

- Ngươi là ai hãy nói đi?

Trung Ngọc mỉm cười :

- Cô nương chưa biết tôi là ai, tại sao lại dám ôm chặt tôi như thế chứ?

Kiều Thư vừa thẹn vừa tức :

- Được lắm! Ngươi ăn nói hồ đồ thì ta sẽ cho ngươi biết sự lợi hại, lúc đó ngươi có nghe theo lệnh của bản cô nương hay không cho biết.

Trung Ngọc phì cười :

- Quả là tiếng đồn người Liên Hoa cung không biết nghe lời nói phải thật chẳng sai.

Kiều Thư hất mặt hỏi :

- Còn gì nữa không? Hãy nói hết một lần đi.

Trung Ngọc cười cười :

- À! Còn Liên Hoa kiếm trận của Liên Hoa cung võ lâm cũng rất kính nể đấy.

Kiều Thư đắc ý :

- Đã biết thế, vậy ngươi hãy ngoan ngoãn theo ta về Liên Hoa cung ngay để đỡ nhọc mặt đôi bên.

Trung Ngọc lắc đầu :

- Thật sự, Liên Hoa cung muốn tìm hiểu về đám người có vẻ thần bí kia thì nên nói thẳng với nhau ở chốn này, chứ sao lại phải vất vả đến Liên Hoa cung.

Kiều Thư gằn giọng :

- Nếu ngươi xảo ngôn nói láo, ta nghe ngươi về bẩm báo lai cho Cung chủ thì tội nói láo ấy ta gánh chịu à?

Trung Ngọc nói :

- Nếu cô nương không bằng lòng biện pháp đó thì tôi cũng không còn giải pháp nào để chiều lòng cô nương được nữa.

Kiều Thư gặng hỏi :

- Như thế, ngươi không chịu theo lệnh ta về Liên Hoa cung Trung Ngọc bật cười :

- Tôi chưa biết nghe lệnh của ai cả, cô nương đừng hăm dọa bằng lời vô ích lắm!

Kiều Thư lớn tiếng :

- Ngươi không muốn nghe bằng lời thì hay nghe lưỡi kiếm này nhé!

Vừa dứt lời, thanh trường kiếm trên tay nàng vọt hất lên và bằng một chiêu thần tốc, thanh kiếm như ánh chớp vũ lộng tung ra bảy thế liên tiếp.

Lúc này vì quá lơ đễnh vướng ngã bị Trung Ngọc ôm vào người trong lòng rất tức giận nên lúc này, Kiều Thư xuất chiêu rất hiểm hóc song luôn phòng bị cẩn thận để tránh sơ suất.

Thế mà những chiêu kiếm của nàng đánh ra đều không thể chạm vào chéo áo của đối phương mà ngay cả thân hình của Trung Ngọc cũng không thấy quả là chàng sử dụng một thân ảnh cực nhanh.

Không thấy đối phương tất nhiên phải hoang mang hoảng sợ nên Kiều Thư vội thu kiếm thủ thế.

Chợt có một bàn tay đặt nhẹ trên vai nàng cùng giọng nói ôn hòa :

- Cô nương! Kiếm pháp của cô nương cũng dữ quá!

Kiều Thư liền quay lại đồng thời nàng đảo ngược trường kiếm đâm trái ra sau và chỉ trong nháy mắt nàng đã phóng ra năm thế quyết liệt.

Trong khi đó, Trung Ngọc chỉ sử dụng bộ pháp, thân hình uốn lược, đi bộ tránh né kỳ ảo, hình như trường kiếm và thân chàng như đùa giỡn lượn lướt sát nhau rất khít khao.

Trong tình thế đó, nàng hốt hoảng la lên :

- Ngươi có phải là Vô Ảnh Bộ Lương Hùng không?

Trung Ngọc cười lắc đầu :

- Không phải đâu!

Kiều Thư chợt khựng lại nhìn đối phương từ đầu đến chân rồi bật kêu lên :

- Vậy ngươi là ai?

Trung Ngọc mỉm cười :

- Tại hạ là Đoàn Trung Ngọc.

Kiều Thư gờm mắt rồi gật đầu :

- Có phải Đoàn Trung Ngọc tận Trung Nguyên vừa lên làm Tổng bang chủ phải không?

Bỗng có giọng nói oang oang vang lên :

- Đúng rồi! Vị Tổng bang chủ đến vùng cận biên Tây Vực này là không muốn ai biết đến thế mà Liên Hoa cung cũng có tin khá sốt dẻo lắm đấy!

Kiều Thư quay nhanh về hướng có tiếng nói :

- Ai đó! Xin bước ra!

Tức thì một bóng vụt lướt đến như ánh xẹt làm Kiều Thư vội thối lui mấy bước rồi trấn tĩnh :

- Ôi! Không ngờ Ngô đại hiệp giá lâm!

Ngô Xuyên xì lên một tiếng :

- Lê cô nương không ngờ thật phải không?

Kiều Thư gật đầu :

- Thật mà, vì Ngô đại hiệp hành du bất định mà Cung chủ tôi vẫn thường nói thế, nên đại hiệp có mặt nơi này là điều bất ngờ, mà nếu có Cung chủ của tôi, chắc Cung chủ cũng phải bất ngờ như tôi thôi.

Ngô Xuyên lườm lườm :

- Có thật Cung chủ của cô thường nhắc đến tôi?

Kiều Thư gật đầu :

- Thật mà, thật mà, tôi nói dối để làm gì chứ!

Ngô Xuyên hỏi ngay :

- Thanh Hoa Tiểu Thư quả tính đã có nhắc đến tôi như vậy sao?

Kiều Thư đáp ngay :

- Tôi làm sao dám nói sai lời Cung chủ, tôi ấy làm sao gỡ được, nên Ngô đại hiệp chớ nghi ngờ.

Ngô Xuyên chợt làm thinh một lúc rất lâu rồi mới thong thả nói :

- Thôi được, chúng ta hãy dẹp cái chuyện ấy sang một bên, để nói ngay vào chuyện mới nơi này xem ra cần thiết hơn.

Kiều Thư hỏi :

- Chuyện mới là chuyện gì?

Ngô Xuyên nói :

- Cái chuyện Liên Hoa cung đã điều tra về nhóm người thần bí ấy được đến đâu rồi.

Kiều Thư thong thả, nói :

- Nửa năm về trước, Liên Hoa cung chúng tôi phát hiện mất hai thẻ Liên Hoa lệnh nên tiến hành điều tra sự việc mất mát này, không ngờ hôm sau lại phát giác hai thẻ lệnh ấy nằm trên hai tử thi.

Ngô Xuyên hỏi :

- Hai tên ăn cắp ấy bị giết chăng?

Kiều Thư lắc đầu :

- Không phải như thế, mà có người giết chết Phi Ưng Lữ Tùng và Thiết Thủ Đổ Anh rồi để Liên Hoa lệnh trên hai xác người đó.

Ngô Xuyên nói :

- Làm như thế để có người tìm kiếm Liên Hoa cung để trả thù phải không?

Kiều Thư vừa gật đầu vừa tiếp :

- Biết như vậy nên Liên Hoa cung tận lực điều tra và sau hai tháng chúng tôi đã tìm ra người trộm Liên Hoa lệnh, nhưng khi vừa tìm ra thủ phạm thì thủ phạm bị ám sát ngay.

Ngô Xuyên cau mày :

- Thế có phải do người thần bí ấy chủ mưu?

Kiều Thư đáp :

- Đúng chinh bọn ấy đã sát nhân diệt khẩu để không làm sao truy cứu vụ án và mọi bất lợi đổ dồn cho Liên Hoa cung.

Ngô Xuyên lại nói :

- Từ thủ đoạn sát nhân diệt khẩu đó mà Liên Hoa cung tìm ra bọn người ở Thanh Lâm bảo?

Kiều Thư gật đầu :

- Đó là khởi điểm và con đường truy tìm dĩ nhiên không phải dễ dàng suôn sẻ nên lực lượng Liên Hoa cung đã mất đi nhiều nhân tài để tìm cơ sở chính của chúng.

Dừng một lát nàng lại tiếp :

- Những người trong bọn chúng luôn có hành tung kỳ bí, lai lịch bất minh, nên chúng ta khó đề phòng những hành động ám hại bất ngờ. Hơn nữa, võ công của chúng rất cao, nếu một ai đã bị chúng nhắm vào, từ trước đến này chưa một người nào thoát khỏi sự ám hại.

Ngô Xuyên hỏi :

- Ngươi nói thế có quá bi quan không?

Kiều Thư lắc đầu rồi hỏi :

- Ngô đại hiệp chắc biết Truy Phong Dương Sơn?

Ngô Xuyên lộ vẻ khó chịu :

- Dĩ nhiên ta biết, nhưng cô nương hỏi Truy Phong Dương Sơn để làm gì?

Kiều Thư lại nói :

- Bởi vì Dương Sơn võ công cũng chẳng kém Ngô đại hiệp, mà danh hiệu Truy Phong giang hồ đặt cho đủ nói lên khinh công của họ Dương đạt đến tinh hoa thượng thừa, thế nhưng đêm vừa qua Truy Phong Dương Sơn đã chết một cách âm thầm lặng lẽ vào tay bọn người đó, như vậy thử hỏi đại hiệp tôi nói có bi quan lắm không?

Ngô Xuyên la lên :

- Ngươi nói sao? Truy Phong Dương Sơn đã chết rồi à? Chuyện ấy có thật không?

Kiều Thư gắt lên :

- Việc quan hệ như vậy chẳng lẽ tôi nói láo hay sao? Đại hiệp đừng quá nghi ngờ chứ?

Trung Ngọc chợt lên tiếng :

- Tại hạ tin lời nói của Lê cô nương là sự thật.

Trung Ngọc chợt nói :

- Ngay bây giờ phải cấp tốc thông báo cho toán người Lê Giang trưởng lão trên đường đến Tổng đàn Cái bang biết âm mưu len lỏi người của đối phương nhằm ám hại, để họ kịp cảnh giác đề phòng.

Ngô Xuyên tán đồng :

- Việc này đúng lắm! Phải hành động ngay.

Trung Ngọc giọng cương quyết :

- Ngô huynh rất rành rẽ các lối tắt và với khinh công của huynh chận kịp họ với thời gian ngắn nhất, vì vậy xin cảm phiền Ngô huynh giúp đỡ.

Ngô Xuyên nói ngay :

- Còn Đoàn huynh?

Trung Ngọc đáp :

- Tiểu đệ nhất định phải đến dự tang lễ của Truy Phong Dương Sơn để rõ sự tình và sau khi Ngô huynh gặp bọn Lê Giang trưởng lão rồi có thể quay lại gia trang của Dương Sơn để chúng ta gặp nhau.

Kiều Thư liền lên tiếng :

- Tôi thấy như thế chưa ổn đâu!

Trung Ngọc nhíu mày :

- Là cô nương có ý kiến gì?

Kiều Thư đáp :

- Trong tang gia của Truy Phong Dương Sơn tôi e rằng bọn chúng có âm mưu, như vậy Đoàn thiếu hiệp đến đó chắc không lọt.

Trung Ngọc cười :

- Dương Sơn là bằng hữu thân tình đã nhiều lần về Trung Nguyên gặp tại hạ tất không thể không đến, còn cạm bẫy của bọn chúng thì đó là cơ hội đầu chứ tránh né cũng không xong.

Cả hai người chợt im lặng không ai nói thêm điều gì!

Một lúc sau, Trung Ngọc lên tiếng :

- Ngô huynh và Lê cô nương hãy bàn tính thêm, còn tại hạ xin đi trước một bước. Dẫu tình hình thế nào cũng nhờ, năm ngày sau tôi tái ngộ tại gia trang của Truy Phong Dương Sơn vậy.

Dứt lời, chàng cung tay chào hai người rồi rời đại sảnh ra ngoài.