Cao Thanh Vân nói:
- Hương muội nói câu đó chắc cũng tự biết khó tin ở mình?
Ngô Đinh Hương đáp:
- Cao huynh muốn được tiểu muội cũng chẳng khó gì, chỉ cần Cao huynh có can đảm gánh vác mọi thứ là xong. Thôi không bàn đến chuyện đó nữa.
Cao Thanh Vân hiểu ý câu nói của nàng là muốn chiếm được người nàng thì phải lấy nàng làm vợ, không được hữu thủy vô chung.
Tuy nàng không phải xử nữ, nhưng nàng vẫn có quyền đòi hỏi như vậy. Còn ngoài thể lệ đó là Cao Thanh Vân phải dùng thủ đoạn cưỡng bách để chiếm lấy nhục thể của nàng.
Ngô Đinh Hương coi tình thế đã rõ. Cào Thanh Vân tuy ngoại hiệu là Bạch Nhật Thích Khách nhưng nàng hiểu y không phải là nhân vật trong hắc đạo, hành động vẫn lựa chọn thủ đoạn.
Thực ra Cao Thanh Vân là tay hiệp sĩ hiếm có trong các gia phái võ lâm. Vì thế nàng không lo gì Cao Thanh Vân dùng bạo lực để uy hiếp. Nàng thu nụ cười, nghiêm nghị hỏi:
- Kỳ hạn của chúng ta là ba năm. Điều kiện này Cao huynh chịu rồi chứ?
Cao Thanh vân ngẫm nghĩ một chút rồi gật đầu đáp:
- Hay lắm! Tại hạ ưng chịu.
Con mắt xinh đẹp của Ngô Đinh Hương lộ vẻ mừng vui.
Nàng nói:
- Tạ Ơn Cao huynh đã không rẻ bỏ tiện thiếp, mặc dù là tấm thân liễu ngõ hoa tường.
Cao Thanh Vân đáp:
- Hương muội đừng nói vậy. Tiểu huynh lại coi Hương muội bằng con mắt khác là không ngờ Hương muội đem cái thanh xuân tươi đẹp liệng cho ta.
Ngô Đinh Hương đáp:
- Ủa! Cao huynh dạy quá lời! Tiện thiếp thật không dám.
Lúc này nàng vui mừng hớn hở, tưởng chừng cuộc đời thật tươi thắm.
Cao Thanh Vân hỏi:
- Hương muội đã tìm nơi nào ẩn mình chưa?
Ngô Đinh Hương cười đáp:
- Tiện thiếp không biết. Bây giò tiện thiếp chỉ biết nghe theo sự bố trí của Cao lang.
Cao Thanh Vân chẳng quan tâm gì về điểm này. Bất luận Ngô Đinh Hương ẩn mình ở đâu, nàng cũng có đủ năng lực tự vệ, không sợ kẻ khác khinh khi.
Y ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Tiểu huynh đi khắp thiên hạ vẫn cảm thấy Giang nam hay hơn hết. Chúng ta đến khu vực Hàng Châu ở mấy năm được không?
Ngô Đinh Hương đáp:
- Hay lắm! Vậy chúng ta đến Hàng Châu.
Cao Thanh Vân cất giọng nghiêm trang nói:
- Cô nương hãy đem tình hình Lục Minh Vũ nói cho tại hạ hay để tại hạ sắp định kế hoạch. Ngô Đinh Hương đáp:
- Lục Minh Vũ mượn tên Trần Tăng Tường, có đến sáu người cơ thiếp. Ngoài ra dường như hắn còn mấy tên nữ tỳ xinh đẹp vào cỡ Xuân Lan. Nếu không điều tra cho rõ hắn ở phòng nảo để hợp lực vây đánh thì tiện thiếp e rằng tên ác ma xảo quyệt kia thấy động là trốn liền.
Cao Thanh Vân nói:
- Đúng thế! Trước khi động thủ, nhất định phải dò la cho biết rõ hắn ở phòng nào. Ngô Đinh Hương cười hỏi:
- Chuyện này đâu phải dễ dàng? Cao lang có phương pháp nào không?
Cao Thanh vân trầm ngâm một lát rồi đáp:
- Chúng ta dùng tiền mua bọn tỳ bộc, chắc là do thám được tin tức.
Ngô Đinh Hương nói:
- Kế này không xong rồi. Lục Minh Vũ đã tạo thành thói quen là khiến cho bất cứ ai cũng không hiểu hắn ngủ nơi đâu. Nếu không thế thì Xuân Cúc khi đến thăm tỷ tỷ đã chẳng chạm trán hắn.
Cao Thanh Vân xoay chuyển ý nghĩ trong đầu óc, chợt động tâm cơ mỉm cười hỏi:
- Cô nương nói vậy thì ra có ý muốn lợi dụng Xuân Cúc chăng?
Ngô Đinh Hương lộ vẻ khâm phục đáp:
- Phải rồi! Ngoài thị ra, bất cứ ai cũng làm cho rút dây động rừng. Cao Thanh Vân ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Tại hạ e rằng cuộc này bố trí không phải dễ dàng...
Ngô Đinh Hương nói:
- Tiện thiếp chưa nói lại những chi tiết trong lúc tiến hành, nhưng cần sai Xuân Cúc mỗi ngày đến Trần phủ. Đó là một điều không thể tránh được.
Cao Thanh Vân nói:
- Nếu không phái thị đi hằng ngày thì khó lòng chạm mặt Lục Minh Vũ, mà ngày nào cũng đến lại có điều không thỏa đáng. Nhất là khi Lục Minh Vũ gặp thị liền phát giác ra cổ thuật của hắn đã bị phá giải, tất nhiên hắn cảnh giác.
Ngô Đinh Hương nói:
- Trừ biện pháp này không còn đường lối nào khác.
Cao Thanh Vân lẳng lặng suy nghĩ hồi lâu không nói gì.
Về sau không thấy động tĩnh gì lại nhắm mắt khiến người trông thấy tưởng y ngủ rồi. Nhưng Ngô Đinh Hương nhìn trán y nổi gân xanh và cặp lông mày hơi nhíu lại, thì biết là y đang hãm mình vào luồng tư tưởng lao lung.
Như vậy đủ biết việc này y coi là rất quan trọng. Sau một lúc nữa, Ngô Đinh Hương phát ra tiếng cười ôn nhu nói:
- Cao thanh Vân! Cao huynh hãy coi tiểu muội đây.
Cao Thanh Vân ngạc nhiên dương mắt lên nhìn nàng từ trên xuống dưới mấy lần rồi hỏi:
- Tại hạ coi rồi cô nương làm sao?
Ngô Đinh Hương hỏi lại:
- Tiểu muội có dễ coi chăng?
Cao Thanh Vân trong lòng nóng nảy miệng lầm bầm:
- Ai rỗi công đâu mà bàn đến chuyện dễ coi hay chẳng dễ coi? Nhưng y là con người từng trải giang hồ, kiềm chế được những mối xúc động trong lòng, không thốt ra những điều khó chịu, mà chỉ lạnh lùng đáp:
- Dễ coi lắm!
Giọng nói của y tỏ ra không muốn bàn tới vấn đề này.
Ngô Đinh Hương dĩ nhiên hiểu lắm. Nàng ngọt ngào nói:
- Tiện thiếp coi tình hình này chợt nhớ tới ngày còn nhỏ luyện võ rút được chút ít kinh nghiệm...
Cao Thanh Vân đột nhiên tỉnh ngộ, nghĩ thầm:
- Nàng không phải là một thiếu nữ chưa hiểu việc. Nàng nói thế hẳn có đạo lý gì đây. Mình nghĩ mãi không ra được kế hoạch thì hãy nghe nàng nói xem sao rồi sẽ tính.
Y liền đổi giọng hòa bình hỏi:
- Cô nương nghĩ ra được kinh nghiệm gì?
Ngô Đinh Hương hoan hỷ đáp:
- Thế là Cao huynh chịu nghe tiện thiếp. Được lắm! Tiện thiếp nói cho Cao huynh hay:
hồi còn nhỏ tiện thiếp luyện võ công gia truyền rất chuyên cần. Nhưng chính vì sự chuyên cần quá mà thấy võ công mình tiến bộ không được như chí nguyện. Cao Thanh Vân tuy là kẻ sĩ trí lực lơn dời, nhưng nghe nàng nói vậy cũng chẳng hiểu điều đó liên quan gì đến hiện tình nan giải của chàng.
Y vẫn trầm Lặng lắng tai nghe.
Ngô Đinh Hương cất giọng uyển chuyển lọt tai nói:
- Vì thế có lần tiểu muội xuýt bị mình giết chết.
Cao Thanh Vân hỏi:
- Cô nương định tự sát ư?
Ngô Đinh Hương đáp:
- Không phải tự sát mà là cố gắng nghiên cứu võ công đến nỗi bỏ ngủ quên ăn chỉ vì một vẩn đề nan giải trong võ học. Nhưng bất luận dụng tâm cách nào cũng không tìm ra được giải pháp.
Bây giờ Cao Thanh Vân mới hiểu. Y thở dài nói:
- Vấn đề nan giải trong võ học mà không giải quyết được thì hãy bỏ đó, nhưng tại hạ lâm vào tình trạng nan giải mà không thể bỏ đó được. Vậy cô nương có an ủi cách nào cũng vô dụng.
Khoé mắt Ngô Đinh Hương lộ vẻ ôn nhu vô hạn nói:
- Cao huynh bất tất phải nóng nảy. Tiểu muội đã nói hết đâu.
Trên môi hé một nụ cười tươi đẹp, nàng nói tiếp:
- Vấn đề nan giải ngày ấy rồi tiểu muội giải quyết được. Vì nghiêm phụ trách mắng mà tử mẫu lại an ủi, tiểu muội liền bỏ việc nghiên cứu. Ngờ đâu trong trường hợp này, vô tình chợt hiểu ra phương pháp giải quyết. Tình thế hiện giờ của Cao huynh khiến tiểu muội nhớ lại việc đã qua.
Cao Thanh Vân hỏi:
- Cô nưong bảo tại hạ đừng suy nghĩ nữa rồi tự nhiên tìm ra kế hoạch phải không?
Ngô Đinh Hương đáp:
- Chính thế! Cổ nhân đã nói:
Nét bút thần là phải tự nhiên mà được, nó vượt lên cao hơn cả lúc dụng tâm. Hiện giờ Cao huynh bối rối, chính là lúc cần có "nét bút thần" mới giải quyết được.
Cao Thanh Vân hỏi:
- Giả tỷ không có nét bút thần đưa đến thì tại hạ ngồi đợi đến bao giờ?
Ngô Đinh Hương biết rằng can không được, nhưng cố ý đáp:
- Thì lại chờ đợi thêm nữa. Cao Thanh Vân đột nhiên phấn khởi tinh thần nói:
- Phải rồi! Cái đó sao lại không được? Hà tất ta phải nóng nảy trong năm ba ngày. Muốn trừ diệt tên ác ma này dù phải chờ sáu, bảy tháng hay một năm cũng không thành vấn đề. Ngô Đinh Hương nói:
- Đúng thế! Chỉ cần mình đừng làm kinh động cho hắn biết mà chạy trốn. Cao Thanh Vân nở một nụ cười trào phúng nói:
- Tại hạ lại hiểu thêm một điều nữa.
Ngô Đinh Hương hỏi:
- Điều gì?
Cao Thanh Vân đáp:
- Giả tỷ tại hạ động thủ được sớm thì cô nương có thể lánh mình sớm hơn, đến Giang Nam chờ tại hạ. Nếu tại hạ chậm dộng thủ một ngày thì cô nương cũng ở đây thêm một ngày. Biết đâu Bành Xuân Thâm chẳng xuất hiện đột ngột đem cô nương đi. Như vậy chứng tỏ trong thâm tâm tại hạ chỉ hy vọng được ở chung với cô nương.
Y nói trắng điều bí mật trong nội tâm khiến cho Ngô Đinh Hương hiểu y hơn và cảm thấy rất khoan khoái, trong lòng rất thoải mái.
Giữa con người và con người? thường không có cách giao thông tâm ý mà thành cách biệt. Có khi hai người yêu nhau mà vẫn giấu tận đáy lòng chẳng chịu hở môi, để đến nỗi lầm lỡ mối lương duyên. Ngô Đinh Hương cặp mắt sáng ngời khiến mặt nàng càng lộng lẫy làm xúc động lòng người.
Nàng nói:
- Cao lang nói mấy câu này dễ nghe quá.
Cao Thanh Vân nói:
- Nhưng tại hạ biết làm thế nào? Bây giờ không thể bảo cô nương đi ngay được vì Xuân Lan thị tỳ của cô cần có mệnh lệnh của cô y mới tuân hành.
Ngô Đinh Hương nói:
- Câu chuyện giữa chúng ta hãy tạm thời gác lại và chỉ chuyên tâm nghe mạng ở trời.
Cao Thanh Vận cất giọng thân mật:
- Nhưng nến nàng trở về trong lòng Bành Xuân Thâm thì là có nơi ký thác, còn ta chẳng có chi hết.
Ngô Đinh Hương đáp:
- Giả tỷ tiện thiếp lúc này theo Cao lang xuống Giang Nam thì trong lòng vĩnh viễn không được an ninh vì còn nghi ngờ Bành Xuân Thâm trở lại kiếm mình. Y phát giác ra nhà vắng phòng không tất trong lòng ôm bận. Tiện thiếp đã có ý nghĩ như vậy thì Cao lang cũng chẳng khỏi băn khoăn.
Cao thanh Vân nói:
- Có lý! Vậy bây giờ tiểu huynh hãy xin cáo biệt. Chờ khi tĩnh tâm lại sẽ đem toàn lực nghiên cứu biện pháp hạ thủ.
Bên ngoài sắc đêm tối mò. Đúng là lúc tiện cho y ra đi. Y liền đứng dậy từ biệt Ngô Đinh Hương ra khỏi tòa nhà.
Lão hán Chu Phúc đưa Cao Thanh Vân ra cổng lớn, hỏi y:
- Bao giờ phu nhân mới khởi hành?
Cao Thanh Vân đáp:
- Cái đó còn tùy khi nào phu nhân cao hứng sẽ thượng lộ. Bây giờ tại hạ có việc phải đi, xong rồi sẽ trở về nghe phu nhân dạy bảo.
Y ra đi lúc đêm tối cũng biết là lão bộc nhất định nhìn bóng sau lưng mình bằng con mắt hoài nghi, vì trời đang đêm tối sao còn ra đi, khiến cho người ta khó hiểu.
Cao Thanh Vân đã bét Trần phủ ở phía đông thành, nên y tránh phía đó, đi ra ngả khác.
Y vừa đi vừa tính tìm A Liệt để thương nghị kế hoạch. Có lúc y lại nhớ tới Bùi phu nhân là người túc trí đa mưu, nhưng y vẫn băn khoăn về việc an nguy của Ngô Đinh Hương.
Giả tỷ y thương lượng với người khác tất phải nói ra mọi lai lịch liên quan đến nàng. Dù y không nói rõ chân tướng, người ta cũng liên tưởng ngay đến con người nổi danh trên chốn giang hồ là Tử y ngọc tiêu Ngô Đinh Hương. Tin này mà lọt vào tai Diêu Văn Thái tất xảy cuộc phong ba ghê gớm.
Cao Thanh Vân nghĩ lui nghĩ tới không thể thương lượng với ai được. Bất giác y đã tới phía tây thành.
Đột nhiên một ngọn đèn lồng từ trong ngõ hẻm vọt ra đi về phía trước mặt y.
Cao Thanh Vân vừa coi đã nhận ra tên cầm đèn lồng là một gã thư đồng. Phía sau còn một người trẻ tuổi phong lưu nho nhã cất bước ung dung.
Y tạm thời gác bỏ điều tâm sự, chú ý đến gã thư sinh ở phía trước còn cách chàng hai trượng. Gã thư sinh này trông cử chỉ có phong độ khác thường khiến người ta cảm thấy gã nhất định là kẻ sĩ học đủ năm xe, kinh luân đầy bụng dáng dấp phong lưu tiêu sái.
Cao thanh Vân liền đi theo, trong bụng nghĩ thầm:
- Đang lúc đêm tối gã ở trong nhà vừa ra, không hiểu muốn đi đâu?
Bất giác y nghĩ tới chuyện hội diện nam nữ rồi nổi tính hiếu kỳ quyết định theo dõi xem sao.
Ngọn đèn lồng đi trước dẫn đường. Không bao lâu rẽ vào ngõ hẻm rồi theo cửa hậu tiến vào.
Ngọn đèn lồng lúc qua vườn sau, Cao Thanh Vân mượn bóng cây to che khuất chạy lại gần thư sinh nhòm thấy gã mặt đẹp như ngọc, răng trắng môi hồng, thật là một thiếu niên tuấn mỹ dễ khiến cho đàn bà con gái phải say mê.
Cao Thanh Vân cho là mình đoán trúng, nhưng còn một điểm y chưa hiểu là gã thư sinh này tuy xinh đẹp, nhưng khí vũ hiên ngang, nhãn thần sáng sủa, hiển nhiên là con người đoan chính cao thượng. Nói một cách khác, gã hoàn hoàn không giống loại người trộm ngọc thâu hương.
Cao Thanh Vân coi tình hình này đã đoán gã thư sinh đến hội ngộ giai nhân, nhưng theo phong độ thì lại cảm thấy không phải con người ong bướm vật vờ. Mối nghi ngờ khích động tính hiếu kỳ, y quyết định coi cho biết rõ. Giả tỷ thư sinh đi ước hội giai nhân thì người thiếu nữ cũng phải là một trang quốc sắc.
Đi hết vườn sau đến một khuôn cửa chắn lối.
Tên thư đồng thấy cửa đóng liền dừng bước quay lại nói:
- Thiếu gia! Tiểu nhân không nhìn thấy ám hiệu chi hết.
Chàng thư sinh bảo gã:
- Nói khẽ chứ!
Cao Thanh Vân không khỏi cười thầm vì chỉ một câu đối thoại giữa hai người cũng đủ chứng minh chàng thư sinh đi vào cuộc hẹn hò bí mật. Ngoài ra chàng thư sinh này thật là ngốc. Tiếng nói còn sợ kinh động người ngoài mà lại đem theo đèn lồng thì ở đằng xa người ta đã trông thấy rồi, há chẳng bại lộ hành tung.
Y còn đang ngẫm nghĩ chợt thấy trong cửa sổ trên cao có ánh đèn lay động.
Cao thanh Vân vừa trông đã biết ánh đèn kia nhất định là ám hiệu.
Gã thư đồng vui mừng nói:
- Thiếu gia hãy coi kìa !
Chàng thư sinh khẽ mắng gã:
- Ngươi lại lên tiếng rồi. Đi đi!
Gã thư đồng giơ tay đẩy cửa. Cánh cửa mở ra liền, hiển nhiên cửa không khóa.
Hai người khoa chân bước vào rồi khép cửa lại.
Cao Thanh Vân nhảy lên đầu tường, cúi xuống quan sát hành tung của họ.
Lại thấy tòa lầu mé hữu không những đóng cửa sổ lại mà còn buông rèm xuống, nên ánh đèn không lọt ra ngoài được nữa.
Mục lực của Cao Thanh Vân không phải tầm thường. Chẳng những y nhìn rõ đèn lửa trong phòng mà còn phảng phất bỏng người chuyền động. Cao Thanh Vân khẽ tung mình nhảy xuống lén đi theo thư sinh xuyên nhà qua cửa. Sau cùng đi tới chân thang. Trên lầu đã có ánh đèn sáng, nên gã thư đồng thổi tắt đèn lồng, quay lại nói:
- Thiếu gia! Tiểu nhân vào trong nhà bên kia chờ đợi.
Thư sinh đáp:
- Hay hơn hết là ngươi ngủ đi một giấc. Lần này ngươi cũng phải chờ ta đến đêm khuya mới trở về.
Gã thư đồng dạ một tiếng đoạn tự mình đi về phía trước. Chủ nhân của gã mỉm cười nhìn theo rồi bước lên thang lầu.
Cao Thanh Vân chờ cho thư sinh mất hút vào phía sau rèm cửa mới nhảy ên ngó qua tấm rèm vào phòng. Phía trong đèn lửa sáng trưng. Coi cách trần thiết thì đúng là một sảnh đưòng nhưng không có bóng người.
Cao Thanh Vân chẳng sợ hãi gì, vén rèm tiến vào.
Y thấy hai bên đều có cửa. Lại nghe thanh âm văng vẳng từ mé hữu vọng ra.
Cao Thanh Vân nghe thanh âm, cặp lông mày nhăn tít lại, vội đến bên cửa dòm vào trong.
Vì thanh âm hỗn độn y nghe không rõ, nhưng cũng nhận ra được là trong phòng có ba người mà là ba gã trai trẻ tuổi.
Cao Thanh Vân không tin ở tai mình liền ngó vào coi.
Trong phòng cách bài tri rất trang nhã sạch sẽ, đèn lửa sáng rực Quả nhiên đúng là ba gã thanh niên đều ăn mặc theo kiểu thư sinh.
Ngoài gã trai vừa vào còn hai gã kia cũng phong độ thoát tục hiển nhiên đều là kẻ sĩ háo học.
Cao Thanh Vân gật đầu tự nhủ:
- Đúng là chu tầm chu, mã tầm mã. Không ngờ nơi đây lại tu tập ba tay dị sĩ.
Cao Thanh Vân nghe chừng xưng hô nhau biết chàng mới đến sau họ Lý tên Ích. Còn gã chủ nhân họ Tưởng tên gọi Nhậm Phan, cũng trán rộng mày dài, mục quang sâu thẳm, mới nhìn đã biết ngay là kẻ sĩ trí lực hơn đời.
Cón thiếu niên thứ ba họ Đỗ tên gọi Biệt Nam. Gã này nói năng rõ ràng mau mắn. Đúng là kẻ sĩ hùng biện.
Ba người giao tình với nhau rất thâm hậu. Họ nói chuyện vui cười một lúc rồi chủ nhân là Tưởng Nhậm Phan tuyên bố:
- Đỗ Biệt Nam! Tiểu đệ có một lời mê ngự (câu đố). Đỗ ca thử đoán coi! Đoán mà không trúng thì phải phạt ba ngày không được đến nhà Lý huynh.
Đỗ Biệt Nam cười hỏi:
- Hay lắm! Nếu đoán trúng thì Tưởng ca thưởng cho thứ gì?
Tưởng Nhậm Phan chưa kịp trả lời, Lý Ích con người răng trắng môi hồng phong tư tuấn nhã, đã lên tiếng:
- Cũng phạt y án ngày không được đến hàn xá.
Đỗ Biệt Nam khoan khoái cười nói:
- Phải lắm! Phải lắm! Như vậy là công bằng....
Tưởng nhậm Phan tuy cũng cười xã giao nhưng hiển nhiên không thực sự cao hửng. Như vậy chứng tỏ câu chuyện ba ngày không được tới nhà Lý Ích là một điều rất quan trọng đối với gã.
Cao Thanh Vân chẳng những nghe rõ những câu đối đáp của ba người đồng thời y còn nhìn rõ cả tướng mạo và cử động cùng vẻ phản ứng một cách rõ ràng.
Y lấy làm kinh dị nghĩ thầm:
- Không hiểu quang cảnh trong nhà Lý Ích ra sao. Vì lẽ gì hai gã Tưởng, Đỗ hàng ngày đều muốn đến làm tân khách. Chắc có nguyên nhân gì khiến họ không đến không được. Và theo thanh âm cùng nét mặt của Tưởng Nhậm Phan thật ra thì đối với lời mê ngữ hiển nhiên có vẻ lo âu. Còn Đỗ Biệt Nam thì lại vui mừng hớn hở. Tình hình này mới thật là kỳ.
Y còn đang ngẫm nghĩ phỏng đoán thì Đỗ Biệt Nam lại lên tiếng thúc giục:
- Nhậm Phan! Nói mê ngữ ra đi! Ô hay! Hay là bạn quên cả mê ngữ rồi?
Lý Ích vừa cười vừa cất giọng ôn hòa:
- Tiểu đệ đoán nhất định y đang nghĩ ra một điều mê ngữ khó khăn để Đỗ huynh khó mà đoán được.
Gã nói mấy câu này thanh điệu cũng như nội dung và vẻ mặt rất hòa hoãn mà có lực lượng, đủ tỏ ý niệm của gã rất chuẩn. Phong độ cùng kiến thức đều lộ ra là một nhân tài xuất sắc.
Tưởng Nhậm Phan gật đầu nói:
- Đỗ huynh làm gì mà nóng thế? Hãy để tiểu đệ ngẫm nghĩ một lát.
Đỗ Biệt Nam đáp:
- Được rồi! Tưởng huynh cứ nghĩ cho kỹ đi.
Đột nhiên ngoài cửa có người lên tiếng:
- Tưởng huynh hãy khoan rồi hãy nói mê ngữ. Tiểu đệ đoán trước là phen này Đỗ huynh phải chịu thua.
Người này thanh âm hùng tráng. Tuy chưa lộ diện nhưng đã tỏ ra khí thế hào hùng uy hiếp kẻ khác.
Lý, Tưởng, Đỗ cả ba gã cùng giật mình.
Một đại hán cặp lông mày rậm, lưng đeo bảo đao, rảo bước vào nhà. Đại bán có chỗ khiến cho người ta ngó thấy một lần rồi không quên nữa là cặp mắt chiếu ra những tia linh quang trấn áp và tăng thêm phần cơ trí.
Người mới vào phòng dĩ nhiên là Bạch Nhật thích khách Cao Thanh Vân.
Cao Thanh Vân đảo mắt nhìn ba nho sinh văn nhã một lượt rồi cười khanh khách tự giới thiệu:
- Tiểu đệ là Cao Thanh Vân, chưa từng quen biết ba vị huynh đài, nên ba vị lộ vẻ kinh ngạc.
Đó là chuyện thường. Nếu các vị có điều nghi vấn thì cứ cho hay.
Lý Ích đứng dậy trước tiên vái chào hỏi:
- Mời Cao huynh hãy ngồi xuống đây để bọn tiểu sinh thỉnh giáo được chăng?
Cao Thanh Vân đáp:
- Được lắm!
Y kéo ghế ngồi xuống, chuyển mục quang ngó vào mặt Đỗ Biệt Nam.
Đỗ Biệt Nam hỏi:
- Sao Cao huynh lại ngó tiểu đệ dữ thế?
Cao Thanh Vân đáp:
- Tiểu đệ vừa ở ngoài nghe các vị đối thoại. Trong lòng nảy ra một ấn tượng là trong các vị đây, Đỗ huynh tất nhiên là kẻ sĩ hùng biện. Bây giờ nếu tại hạ đưa vấn đề ra, dĩ nhiên nhằm vào Đỗ huynh trước tiên.