Để chọn ra người đi đàm phán với Viên Thiệu không khó quyết định, Lưu Sấm đã sớm chọn ra rồi.
Dựa vào phân tích của Gia Cát Lượng, chuyện hòa đàm cùng với Viên Thiệu, Lưu Sấm luôn chiếm thế chủ động. Bởi vì hiện giờ người thực sự muốn đàm phán không phải là Lưu Sấm mà là Viên Thiệu.
Nguyên nhân vô cùng đơn giản!
Quyết chiến giữa Viên Thiệu và Tào Tháo sắp sửa bắt đầu, mà Lưu Sấm thì lại đang ra sức đánh bốn lộ đại quân của Viên Thiệu, khiến cho Viên Thiệu nhìn được ra sự thực, Lưu Sấm không phải là một kẻ dễ đối phó. Nếu bốn lộ đại quân bị tiêu diệt, sẽ khiến cho Viên Thiệu càng phải đề phòng. Nhưng nếu nói thực sự e ngại Lưu Sấm thì cũng không hẳn, vì kẻ địch số một bây giờ của y không phải là Lưu Sấm mà là Tào Tháo.
Chính vì nguyên nhân đó, Tào Tháo đang chiếm ưu thế về người đông.
Dự Châu có bảy trăm vạn nhân khẩu, Ti Đãi là ba trăm vạn, Duyện Châu bốn trăm vạn, Từ Châu hai trăm vạn, hơn nữa còn có Thanh Châu là hai trăm vạn nhân khẩu.Cuối thời Đông Hán, cộng toàn bộ nhân khẩu của Trung Quốc chỉ hơn bốn ngàn vạn, riêng Tào Tháo đã nắm trong tay hơn một ngàn bảy trăm vạn người rồi, chiếm hơn một phần ba số nhân khẩu. Có số lượng người đông đảo như vậy, cũng khiến Tào Tháo có thể nắm chắc phần thắng trong tay.
Ký Châu Tiền Lương Quảng Thịch, binh hùng tướng mạnh. Nhưng trên thực tế, toàn bộ Ký Châu không đến năm triệu người, còn nửa Thanh Châu thì cũng chỉ có hai trăm vạn người. Hơn nữa hai địa phương Tịnh Châu và U Châu, vào thời điển hưng thịnh nhất của Viên Thiệu thì nhân khẩu cũng chưa được ngàn vạn, kém xa so với số nhân khẩu của Tào Tháo
Đặc biệt là Dự Châu trong tay Tào Tháo, là một nơi dân số vô cùng nhiều.
Viên Thiệu luôn kiêng dè Tào Tháo, cũng không phải là không có lýNếu không phải mấy năm gần đây Tào Tháo đi Đồn Điền, nghỉ ngơi để lấy lại sức, vẫn chưa tập hợp được binh mã bốn phía, nếu không hiện giờ binh lực của Tòa Tháo khó mà có thể nói được. Tào Tháo vì sao không chịu tập hợp binh mã bốn phía? Cũng chỉ vì có chút bất đắc dĩ. Khởi nghĩa Khăn Vàng nổi lên, Hà Nam trở thành nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trộm cướp hoành hành, dân lưu lạc cũng nhiều vô kể.
Mặc dù Tào Tháo có ưu thế về nhân khẩu đông, nhưng vì gặp phải nạn trộm cướp, nên đất vườn hoang vu không có người trồng trọt.
Mà số dân trong tay lão, thì lượng dân lưu lạc là vô cùng lớn. Nếu không thể mau chóng trấn an bọn họ, để trăm họ được an bình, sớm muộn gì cũng sẽ gặp phiền toái. Vào lúc này, Tào Tháo chỉ có thể cưỡng ép mở rộng đồn điền, để nghỉ ngơi lấy lại sức. Tuy là lão chiếm được Dự Châu, mấy năm gần đây chiến sự liên miên không dứt, nhưng có thể nhìn ra đó chỉ là những cuộc chiến mang tính địa phương nhỏ lẻ, chứ không có đại chiến giống như Quan Độ.
Nếu Tào Tháo ép buộc nhập ngũ, có khả năng sẽ tạo nên một cuộc bạo động của dân lưu lạc
Tào Tháo không thể trưng binh, thật sự là không thể. Về điểm này, Viên Thiệu đương nhiên hiểu rõ. Đây cũng là nguyên nhân chính vì sao y muốn quyết chiến cùng Tào Tháo.
Viên Thiệu biết rằng, một khi Tào Tháo ổn định được thế cục ở Hà Nam, thực lực tất sẽ tăng rất nhiều, đến lúc đó thì áp lực mà y phải chịu càng lớn.
Còn Lưu Sấm thì sao? Tuy rằng cướp lấy U Châu, nhưng trên thực tế thì số nhân khẩu trong tay hắn lại không quá ba trăm vạn người.
Chỉ cần Viên Thiệu có thể tiêu diệt Tào Tháo, rồi xử lý Lưu Sấm, thì dễ như trở bàn tay; ngược lại, một khi y và Lưu Sấm giao chiến, Tào Tháo thừa cơ xuất kích, y sẽ gặp phải cục diện hai mặt thù địch.
Gia Cát Lượng cho rằng, sau khi bốn lộ binh mã bị rơi vào tay Viên Thiệu, thì y sẽ không muốn giằng co với Lưu Sấm nữaY sẽ chủ động tìm đến hòa đàm, nếu thật sự là như vậy thì cứ tiến hành đàm phán thôi. Gia Cát Lượng cũng đã chọn ra một người thích hợp đó là Tuân Kham! Bởi xét theo thân phận, địa vị, danh vọng mà nói, Tuân Kham không có chỗ nào thua kém ai hết.
Mấu chốt là chọn người đi xứ Hứa Đô thì lại có chút phiền phức.
Sau khi Lưu Sấm đi dò xét công trình Yến Kinh, liền nghỉ chân ở Kế huyện.
Tuân Kham và Từ Thứ lúc này cũng phụng mệnh tới Kế huyện. Sau khi trao đổi bàn bạc cùng Lưu Sấm, Tuân Kham liền đề cử một người đi sứ Hứa Đô.
- Mạnh Ngạn thấy Trọng Dự thì sao?
Trọng Dự, đó chính là anh con bác của Tuân Kham Tuân Duyệt Tuân Trọng Dự. Người này tuổi đã ngoài năm mươi, thanh danh vang dội. Thiếu niên đã có thể hiểu được "Xuân thu", từng là người đã từng là chuyên gia về "Xuân thu" như Lưu Đào phụ thân của Lưu Sấm. Thời Linh Đế, Tuân Duyệt vì ghét Thập Thường Thị chuyên quyền, nên ẩn cư bất sĩ. Sau lại được Tuân Úc đề cử, được Tào Tháo tiếp nhận, phong làm Hoàng Môn thị lang. Sau khi nghênh phụng thiên tử, Tuân Duyệt chuyển sang Thư ký giám, nhận lệnh của Hán đế, viết "Hán thư" dựa theo Tả truyện.
Năm Kiến An thứ ba, Tuân Duyệt nhận lời mời của Trịnh Huyền, đến thư Viện Bất Kỳ ở Nam Sơn, chuyên tâm biên soạn quyển "Hán Kỷ"
Năm ngoái, cũng là năm Kiến An thứ năm, khi trận chiến ở Quan Độ vào thời điểm kịch liệt nhất, Tuân Duyệt đã soạn xong "Hán Kỷ". tổng cộng gồm ba mươi quyển sách. Ngoài ra, trong mấy năm nay ông ta còn có năm quyển "Thân Giám", chuyên dùng để công kích các loại tà thuyết như Sấm Vĩ Phù Thụy
- Từ sau khi " Hán Kỵ" biên soạn xong, Trọng Dự vẫn muốn quay lại Hứa Đô, phụng mệnh thiên tử. Lần này Mạnh Ngạn muốn hòa đàm cùng Tào Tháo, chi bằng đến mời Trọng Dự. Uy danh, thân phân, địa vị ông ta đều có, Tào Tháo cũng không thể làm gì ông ấy.
Nếu đổi lại là người khác, Tào Tháo nhất định sẽ làm khó. Trong lịch sử Tào Tháo đã không ít lần làm vậy, ví dụ như lần Lã Bố phái Trần Đăng đi sứ Hứa Đô, Tào Tháo liền cách chức thái thú Quảng Lăng của gã, hay như Tôn Sách sai Trương Hoành đi sứ Hứa Đô, lão lại cưỡng ép giữ lại Trương Hoành. Đương nhiên, Tào Tháo lợi dụng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu. Nên nếu lúc này Lưu Sấm phái sứ giả đến, rất có thể sẽ bị Tào Tháo gây khó dễ.
Nhưng tình hình của Tuân Duyệt thì lại khác!
Đầu tiên, Tuân Duyệt là con cháu Tuân thị ở Dĩnh Xuyên. Luận danh vọng, Tuân Duyệt và ba huynh đệ Tuân Diễn, Tuân Úc, Tuân Kham được xếp ngang hàng, luận về uy vọng hàng sĩ tộc ở Dĩnh Xuyên thì cũng không có kém đám người Tuân Úc.
Đồng thời, Tuân Duyệt đã được thiên tử phong cho là Thị Trung. Mà chuyện ông ta đi thư viện Nam Sơn, cũng là vì biên soạn "Hán Kỷ", chứ không phải là đầu quân cho Lưu Sấm. Từ điểm đó mà nói, địa vị của Tuân Duyệt có chút hơn người, mặc dù Tào Tháo có muốn làm khó, cũng phải xem xét kỹ hậu quả bên trong.
Chỉ có điều
- Trọng Dự tiên sinh thật sự là thích hợp, nhưng ông ấy có nguyện đại diện cho chúng ta hay không?
Tuân Kham cười lớn, nói: - Chuyện này có khó gì?
Ông nhìn Lưu Sấm nói: - Mạnh Ngạn chớ quên, Trọng Dự là Hán thần, chỉ cần chúng ta gửi một phong thư đi, tin rằng ông ấy sẽ chấp nhận thỉnh cầu này.
- Chủ công, cũng có thể mời Tào nương tử viết một phong thư, đưa đến Hứa Đô.
Tào Hiến là con gái của Tào Tháo, nhưng sau từ trận chiến ở Liễu thành, quan hệ giữa Tào Tháo và Lưu Sấm vô cùng căng thẳng, Tào Hiến cũng không còn liên lạc gì với người trong nhà nữa.
Lưu Sấm thở dài, gãi gãi đầu nói:
- Nếu đã như vậy, ta sẽ lệnh cho Ngọc Oa viết một phong thư.
Quan hệ của hắn và Tào Hiến vẫn ôn hòa như trước, tuy rằng chi phí về ăn ở và đi lại chưa từng giảm bớt, nhưng không biết vì sao Lưu Sấm lại tự ý thức rằng phải tránh tiếp xúc với Tào Hiến. Nguyên nhân có lẽ vô cùng đơn giản! Bởi vì quan hệ giữa hắn và Tài Tháo, khiến hắn cũng không biết nên sống chung với Tào Hiến nhưng thế nào. Mỗi lần gặp mặt đều thấy có chút xấu hổ, thêm vào đó là sự khác biệt về tuổi tác, khiến những chuyện mà hai người có thể nói được với nhau cũng ít đi.
Nhưng không cần biết là thế nào, giữa hắn và Tào Hiến đều cần phải có một cái kết. Nếu cứ thờ ơ mà sống như vậy, cũng khiến Lưu Sấm thấy khó chịu, đối với Tào Hiến mà nói, cũng chỉ tăng thêm sự dày vò
Nghĩ đến đây, Lưu Sấm liền hạ quyết tâm.
Sau khi sắp xếp xong người sẽ được chọn đi sứ nghị hòa, Lưu Sấm lại tiếp tục thương thảo về chiến sự Tiên Ti cùng đám người Gia Cát Lượng, Tuân Kham và Từ Thứ.
- Nếu chủ công muốn đàm phán hòa bình cũng Viên Thiệu, chi bằng tỏ rõ thái độ. Sức chú ý hiện tại của người, nên đặt vào Yến Lệ Du, người nên đích thân đi đến Bình Cương đốc chiến, Nếu như vậy, Viên Thiệu nhất định sẽ tưởng rằng toàn bộ tinh lực đều đặt ở Bắc Cương. Tin rằng Tuân tiên sinh cũng sẽ mượn cơ hội này, để đánh cho Viên Thiệu một đòn.
Gia Cát Lượng hừng gừng khí thế đưa ra đề xuất này, Tuân Kham cũng phải liên tục gật đầu.
Lưu Sấm ngẫm nghĩ một chút liền đồng ý.
Kỳ thật hắn cũng có chút hứng thú với Yến Lệ Du, Trước đây chỉ là không nhúng tay vào, hiện tại chính là thời cơ tốt.