Biên Thành Lãng Tử

Chương 9: Người Khách Kỳ Quái

Người ngồi bên cạnh hắn lôi hắn xuống bảo :

- Đừng. Nữ nhân đó không phải thứ dễ trêu đâu. Đồ tể hừ một tiếng :

- Tại sao ?

Người bên cạnh đáp : - Nàng có chủ bao. Đồ tể bỉu môi : - Ai ?

Người bên cạnh buông gọn : - Vạn Mã Đường Đồ tể như quả cầu đang phòng to, vụt xì hơi xẹp lép.

Nữ nhân là dì ba.

Dì ba ngẩng cao mặt bước vào, miệng cười mỉm, vờ như chẳng nghe chung quanh người ta xì xào bàn tán, chẳng thấy ai nhìn bà.

Người ta nhìn bà với ánh mắt quá sổ sàng, thứ ánh mắy cởi trần truồng y phục của nữ nhân để tìm những bộ phận mà họ mơ thấy.

Trước những ánh mắt đó thì dù sao bà cũng mất tự nhiên ít nhiều, cũng may là bà trấn định được tâm tư nên không mất đi cái vẻ ung dung của con người đắc ý trên địa vị.

Rồi Tiêu Biệt Ly gọi bà.

Lão cười nhẹ thốt:

- Trầm Tam Nương cũng đến đây nữa sao? Đúng là một người khách kỳ quái của lão phu.

Bà bước tới, hỏi:

- Tiêu tiên sinh không hoan nghinh tôi?

Tiêu Biệt Ly thở dài:

- Lòng thì hoan nghinh song không biểu hiện qua thái độ được. Tam Nương nghĩ xem, lão phu đâu còn đôi chân mà đứng lên đón tiếp.

Trầm Tam Nương thốt:

- Tôi đến đây là muốn tìm người.

Tiêu Biệt Ly chớp mắt:

- Tìm lão phu?

Trầm Tam Nương đáp:

- Nếu tìm tiên sinh thì tôi phải đến lúc vắng người chứ.

Tiêu Biệt Ly thấp giọng:

- Lão phu thì nhất định mong đợi Tam Nương. Bởi đôi chân đâu còn mà phải sợ ai bẻ gãy.

Cả hai cùng cười.

Cả hai đều biết đối tượng là một con hồ ly tinh. Hai con hồ ly đang đấu trí với nhau.

Trầm Tam Nương hỏi:

- Thúy Bình có mặt chứ?

Tiêu Biệt Ly gật đầu:

- Tam Nương tìm nàng?

Trầm Tam Nương gật đầu:

- Phải.

Tiêu Biệt Ly thở ra:

- Tại sao cả nam nhân lẫn nữ nhân, ai ai cũng tìm nàng ấy?

Trầm Tam Nương thốt:

- Tôi không dỗ giấc được. Đêm buồn nên muốn gặp nàng đàm đạo giải muộn.

Tiêu Biệt Ly lắc đầu:

- Rất tiếc. Tam Nương đến quá muộn.

Trầm Tam Nương cau này:

- Không lẽ nàng giữ khách trong phòng?

Tiêu Biệt Ly gãi đầu:

- Một người khách rất đặc biệt.

Trầm Tam Nương hỏi:

- Đặc biệt làm sao?

Tiêu Biệt Ly buông gọn:

- Nghèo. Nghèo đến độ không còn có thể nghèo hơn nữa.

Trầm Tam Nương mỉm cười:

- Nàng cũng tiếp cả khách nghèo nữa sao?

Tiêu Biệt Ly tiếp:

- Lão phu cũng muốn ngăn chận khách song rất tiếc đánh thì không thắng nổi mà chạy thì cũng không chạy nhanh bằng khách.

Trầm Tam Nương trầm giọng:

- Tiên sinh không dối tôi chứ?

Tiêu Biệt Ly thở dài:

- Trên đời này phỏng có mấy kẻ dối được với Tam Nương.

Trầm Tam Nương cười hì hì:

- Người khách đó là ai?

Tiêu Biệt Ly đáp:

- Diệp Khai.

Trầm Tam Nương cau mày:

- Diệp Khai?

Tiêu Biệt Ly điểm một nụ cười:

- Đương nhiên là Tam Nương không nhận ra y nhưng y vừa đến đây chưa tròn hai ngày mà có khối người biết mặt y rồi.

Trầm Tam Nương cười tươi, nụ cười thật hấp dẫn. Nhưng trong ánh mắt ẩn ướt có sát khí chớp ngời.

Rồi bà nghe lỗ mũi cay cay...

Sau đó thì sát khí tan biến liền.

Bởi bà vừa thấy một bóng người. Người này có lối mở cửa ồ ạt. Một tiếng bình vang mạnh. Ciửa bật tung, một thân hình hộ pháp xuất hiện.

oOo

Công Tôn Đoạn bước những bước dài tiến vào. Tay đặt nơi đốc đao, mặt lộ sắc giận. Trong những phút giây như thế này, người ta mới thấy y dữ hơn một hung thần.

Trầm Tam Nương ngừng thở.

Tiêu Biệt Ly thở dài, lẩm nhẩm:

- Người đáng đến lại không đến. Chỉ đến những kẻ không đáng đến.

Lão cầm lên một quân bài rồi từ từ đặt xuống, đoạn lắc đầu tiếp:

- Đêm qua mưa to, đường xá lầy lội, người vô tư hẳn không ham xuất ngoại tí nào.

Mưa ban ngày chứ đâu có mưa đêm? Sao lão nói mưa đêm?

Cái tiếng phong vũ của lão có hàm ý sâu xa gì?

Công Tôn Đoạn vụt quát:

- Lại đây!

Trầm Tam Nương khẽ cắn môi hỏi:

- Ông bảo ai lại?

Công Tôn Đoạn cộc lốc:

- Ngươi.

Gã đồ tể nhảy xổm lên. Người bên cạnh không kịp giữ gã lại nên gã đã lướt tới Công Tôn Đoạn rồi.

Gã quát:

- Nói chuyện với thái thái hay tiểu thơ mà tại sao ngươi ngang tàng thế. Liệu hồn đấy, ta...

Công Tôn Đoạn hoành tay, một tiếng bịch vang lên, cắt đứt câu nói của gã.

Thân hình gã tung bỗng lên không, bay qua bàn, chạm vào tường. Tiếp nối là một tiếng bình, gã rơi xuống chân tường, trào máu miệng, tét xương đầu.

Gã cân nặng ít nhất cũng trăm cân thế mà Công Tôn Đoạn hất gã như hất quả

cầu.

Công Tôn Đoạn không buồn nhìn gã Đồ tể, y nhìn thẳng vào mặt Trầm Tam Nương gằn từng tiếng:

- Nghe ta hỏi, ngươi xuất ngoại để làm gì?

Trầm Tam Nương cắn môi, cuối cùng cúi đầu đáp:

- Tôi muốn tìm một người.

Công Tôn Đoạn quát:

- Tìm ai?

Trầm Tam Nương hỏi lại:

- Có quan hệ gì đến ông?

Công Tôn Đoạn hừ lạnh:

- Đi theo ta, rồi muốn nói gì thì tự do nói.

Công Tôn Đoạn đi trước, bước những bước dài và nhanh.

Trầm Tam Nương có vẻ miễn cưỡng theo sau, vất vả quá.

Thế thuật khinh công siêu việt của bà đâu? Vừa rồi bà xử dụng một thân pháp tinh diệu quá mà.

Chẳng lẽ bà quên ngón nghề cao tuyệt của bà?

Ra đến đường, gặp đoạn vắng, Công Tôn Đoạn đáp câu hỏi của bà:

- Việc của Mã Không Quần là việc của Công Tôn Đoạn, ngươi biết chưa. Không một ai được làm gì để nhục cho lão.

Trầm Tam Nương cãi:

- Tôi làm gì mà ông nói là gây nhục cho lão ta?

Công Tôn Đoạn cao giọng:

- Việc ngươi vừa làm đó.

Trầm Tam Nương thở dài:

- Tôi chỉ muốn đi tìm một vài nữ nhân đàm đạo giải khuây, vậy mà cũng cho là làm nhục lão được à? Ông đừng quên tôi là nữ nhân. Nữ nhân tìm nữ nhân cũng không được dao?

Công Tôn Đoạn hỏi:

- Ngươi tìm ai?

Trầm Tam Nương đáp:

- Thúy Bình cô nương.

Công Tôn Đoạn gằn giọng:

- Nàng ấy không phải là nữ nhân suông. Nàng ấy là con điếm.

Trầm Tam Nương cười lạnh:

- Điếm? Con điếm mà ông gọi được nàng không? Nàng chịu tiếp ông không?

Công Tôn Đoạn quay mình, tung một quyền vào bụng bà ta. Bà không né tránh cũng không phản ứng.

Hứng một quyền vào bụng, bà cong úp thân hình xuống, loạng choạng, chân lùi bảy tám bước, rồi ngồi phệt xuống đường.

Kế đó bà ói mữa, mữa toàn nước chua trong bao tử.

Công Tôn Đoạn bước tới chụp tóc bà, nhấc bổng bà lên, cao giọng thốt:

- Ta biết ngươi cũng là một con điếm. Song trước kia ngươi muốn bán mình cho ai thì tùy. Chứ bây giờ thì không được.

Trầm Tam Nương cắn răng, cố nhẫn nại, lệ thảm tuôn tràn, giọng bà rung rung:

- Ông... ông muốn làm gì tôi?

Công Tôn Đoạn gằn mạnh:

- Ta hỏi câu nào, ngươi đáp câu đó, đáp đúng sự thật. Biết chưa?

Trầm Tam Nương chưa nói. Công Tôn Đoạn đã hoành tay, chặt sống tay vào hông

bà.

Bà co rúm người lại, lệ thảm lại tuôn tràn.

Công Tôn Đoạn quát: - Ngươi hiểu chưa?

Trầm Tam Nương gật đầu.

Công Tôn Đoạn hỏi: - Ngươi rời nhà từ lúc nào?

Trầm Tam Nương đáp:

- Mới đây thôi.

Công Tôn Đoạn tiếp:

- Ra khỏi nhà là đi ngay đến đây?

Trầm Tam Nương gật đầu:

- Công Tôn Đoạn tiếp:

- Gặp con điếm Thúy Bình chưa?

Trầm Tam Nương lắc đầu:

- Chưa.

Công Tôn Đoạn hừ một tiếng:

- Tại sao chưa?

Trầm Tam Nương đáp:

- Vì nàng đang tiếp khách.

Công Tôn Đoạn hỏi:

- Có tìm ai khác không? Có đi đến nơi nào khác không?

Trầm Tam Nương lắc đầu.

Công Tôn Đoạn quát:

- Thật vậy?

Y lại vung quyền, lần này y chọn chỗ có thịt nhiều hơn xương.

Một tiếng bịch vang lên. Y điểm một nụ cười. Chừng như y thích nghe loại âm thanh đó.

Trầm Tam Nương kêu lên:

- Tôi nói không. Không gặp ai khác, không đến nơi nào khác.

Công Tôn Đoạn nhìn bà, ánh mắt chớp hung quang. Tay quyền vẫn nắm chặt, chờ vung ra.

Trầm Tam Nương đột nhiên nhào tới, hai tay quàng quanh cổ Công Tôn Đoạn, hai chân kẹp sát hông y, rồi bà vừa khóc vừa gào:

- Nếu ngươi thích đánh ta thì đây, ngươi đánh đi. Ngươi cứ đánh chết ta đi.

Bà ghì mạnh hơn, ngực áp sát ngực y, mượn cái thế dãy dụa để mà chà sát ngực bà vào ngực y, cho đôi nhủ hoa cồm cộm chọc nhột y. Đồng thời đôi chân bà rà lên rà xuống nơi hông y.

Cảm giác rờn rợn chuyển khắp mình. Trong khi đó Công Tôn Đoạn lại nghe hơi thở nong nóng và phều phào của Trầm Tam Nương phớt phớt nơi cổ. Trầm Tam Nương lại tựa đầu lên vai y, khóc rấm rứt, vừa khóc vừa rên rỉ:

- Ta biết là ngươi thích đánh ta lắm mà. Đánh đi. Đánh cho ta chết ngay đi.

Hai bàn tay đang nắm chặt, mười ngón từ từ lơi ra, cuối cùng Công Tôn Đoạn xuôi lơ luôn hai tay.

Niềm phẫn nộ nơi ánh mắt của y cũng tan biến luôn.

Kế đó hơi thở của y bắt đầu dồn dập, thô bạo.

Trầm Tam Nương tiếp:

- Đánh đi. Đánh chết ta cũng chẳng sao. Nếu còn sống sót, ta nhất định không tố cáo với ai biết về sự tình này.

Công Tôn Đoạn bắt đầu rung người. Không ai tưởng con người hộ pháp đó lại có thể run được.

Y bị khích động mạnh.

Càng run người, y càng để lộ những cái vụng về trong thái độ. Cái vụng về của dục vọng, càng vụng về càng hấp tấp luống cuống...

Nhưng y vùng mình lên, cố lấn át cơn dục vọng. Sợ chậm trễ là can đảm tiêu tan luôn, y tung mạnh một quyền vào bụng Trầm Tam Nương.

Bà ngã ngửa người nằm trên mặt đường.

Công Tôn Đoạn nhổ một bãi nước bọt xuống mặt bà. Đoạn y quay mình đi tìm con ngựa.

Y tự hận chứ không hận Trầm Tam Nương, hận mình không đủ cương quyết cự tuyệt sự dụ hoặc, lâi không dám tiếp thọ sự hiến dâng đó.

Trầm Tam Nương lau khô lệ. Chỗ bị Công Tôn Đoạn đánh bắt đầu rên đau. Thế nào rồi qua đêm nay, chỗ đó cũng phải sưng lên bầm tím.

Bàn tay của Công Tôn Đoạn mạnh như chiếc sừng trâu, quật cây cối cũng phải gãy xuống thì huống chi là xác thịt con người.

Tuy nhiên bà không buồn, không hận. Bởi bà biết chẳng bao giờ Công Tôn Đoạn đem sự tình này tiết lộ với ai. Bà không muốn Vạn Mã Đường biết bà có ra khỏi phòng trong đêm nay.

Hiện tại chỉ có mỗi một người biết được sự bí mật của bà.

Người đó là người nấp trên nóc nhà nghe trộm câu chuyện của bà và bà đã đuổi theo, song không theo kịp.

Người đó là ai?

Phải là Diệp Khai chăng?

Bà hy vọng người đó là Diệp Khai. Bởi một người có nhiều bí mật thì không khi nào nghe lọt bí mật của người khác mà tiết lộ ra ngoài.

Bà tin chắc có cách uy hiếp Diệp Khai, bắt buộc chàng phải im lặng. Cho nên bà hy vọng người đó là chàng.

Trong một gian phòng kín, một đôi nam nữ đang đối thoại với nhau. Nữ:

- Công tử có phải là Diệp Khai thật sự không?

Nam:

- Tại hạ không thể là Diệp Khai à?

Nữ:

- Nhưng Diệp Khai là con người như thế nào?

Nam:

- Là một nam nhân nghèo không tưởng nổi, thông minh không tưởng nổi, dối với nữ nhân có thủ đoạn vụn vặt không tưởng nổi.

Nữ:

- Công tử quen bao nhiêu nữ nhân?

Nam:

- Cô nương đoán thử xem.

Nữ:

- Họ như thế nào?

Nam:

- Tất cả đều không tốt song đối với tại hạ thì lại không xấu.

Nữ:

- Họ ở những địa phương nào?

Nam:

- Địa phương nào cũng có. Bình sinh tại hạ rất sợ cái cảnh ngủ một mình. Cảnh đó vô vị như tự mình gầy cuộc cờ chơi với mình.

Nữ:

- Không ai chiếu cố đến công tử à?

Nam :

- Tại hạ tự chiếu cố lấy mình còn không kham thì người khác chiếu cố làm sao

nổi.

Nữ:

- Gia đình không có ai khác?

Nam:

- Chưa có gia đình riêng, không có gia đình chung.

Nữ:

- Thế công tử từ đâu đến?

Nam:

- Từ các nơi vừa rời đi.

Nữ:

- Để đến các nơi muốn đến?

Nam:

- Lần này thì cô nương đoán trúng.

Nữ:

- Có khi nào công tử nói chuyện quá khứ với ai không?

Nam:

- Không bao giờ.

Nữ:

- Hẳn là công tử có nhiều bí mật cần dấu diếm người ngoài.

Diệp Khai ngồi lên bên cạnh nàng, nhìn nàng một lúc.

Trong ánh sáng mông lung của ngọn đèn, chàng thấy gương mặt nàng trắng xanh, mỏi mệt. Đối mắt của nàng rất to.

Bỗng chàng thốt:

- Tại hạ chỉ có một một sự bí mật.

Thúy Bình mở to mắt hơn hỏi:

- Bí mật gì?

Diệp Khai tiếp:

- Tại hạ sống chín ngàn bảy trăm năm, tu luyện từ hồ ly biến thành hình người.

Chàng nhảy xuống giường, xỏ chân vào giày, khoác áo, đoạn bước ra.

Thúy Bình cắn môi, nhìn theo sau bóng chàng bước đi. Sau đó nàng dùng lực đập mạnh tay xuống chiếc gối. Hy vọng chiếc gối là Diệp Khai.

Toà tiểu viện nhỏ im phăng phắt. Nhưng trên gác nhỏ, đèn đốt sáng. Tiêu Biệt Ly đang ở trên gác.

Lúc ở trên gác, lão ta làm những gì?

Trên đó có những quân bài cho lão mân mê chăng? Hay có một nữ nhân nào bí

mật?

Dù sao thì Diệp Khai cũng nhận thấy ở lão có cái gì vừa thú vị, vừa bí mật.

Nơi cửa sổ gác, bỗng có một bóng người xuất hiện.

Ba bóng chứ không phải chỉ một bóng. Cả ba bóng cùng đứng trước ngọn đèn. Đèn rọi bóng họ nơi cửa sổ. Ba bóng vừa hiện ra rồi biến mất.

Lạ chưa. Trên đó có những ba người. Một là Tiêu Biệt Ly, cái đó thì chắc rồi, còn hai bóng kia?

Diệp Khai chớp mắt.

Chàng hết sức khó khăn để dằn tính hiếu kỳ. Cái kỷ viện với căn gác nhỏ cách nhau không xa lắm. Chàng cột chặt tà áo, đoạn phi thân vút qua đó.

Quanh bốn phía gác đều có lan can, lối kiến trúc như một toà tiều đình.

Chân vừa chấm lan can, chàng nhún mình đu lên mái nhà.

Chân móc vào mái nhà, đầu thòng xuống, chàng nhìn vào trong căn gác.

Chính giữa có một cái bàn tròn.

Trên bàn có rượu và thức ăn.

Người ngồi đối diện với vọng cửa là Tiêu Biệt Ly. Người thứ hai mặt y phục rất hoa lệ, gần như xa xỉ, bàn tay cầm đũa có đeo ba chiếc nhẫn hình dáng cực kỳ quái dị. Ba cái đó mường tượng như ba ngôi sao. Người đó đúng là một lão gù.

Đèn trong căn gác không sáng lắm. Rượu và thức ăn thì thật là hảo hạng. Người gù mặc y phục hoa lệ đang nâng chén rượu. Tiêu Biệt Ly cười hỏi:

- Rượu thế nào?

Người gù đáp: - Rượu thì thường thôi còn chén thì khá lắm.

Xem ra cái lão này còn sành hưởng thụ hơn cả Tiêu Biệt Ly. Tiêu Biệt Ly thở dài:

- Ta biết là khó mà làm cho các hạ vừa lòng lắm. Ta đã nhờ người xuôi tận miền nam, cố tìm cho được cái thứ Bồ Đào Tửu chân chính gốc Ba Tư. Không ngờ bao nhiêu công khó chỉ được các hạ đánh giá bằng một tiếng "thường".

Người gù đáp:

- Bồ Đào tửu của Ba Tư có đến mấy loại, loại này là loại thường thôi.

Tiêu Biệt Ly hỏi:

- Sao các hạ không mang theo một ít, thuộc loại tốt.

Người gù thốt:

- Tại hạ định mang theo đấy chứ, song lúc sắp sửa ra đi thì có việc phát sinh, thành ra quá vội vàng mà không kịp nghĩ đến rượu.

Thì ra họ có ước hẹn với nhau trước.

Diệp Khai thích hú vô cùng. Chàng không tưởng là gặp Kim Bối Đà Long Đinh Cầu Cảnh tại căn gác nhỏ này.

Có ai ngờ Đinh Cầu Cảnh ẩn mình tại đây. Hơn thế lại có ước hẹn với Tiêu Biệt Ly. Lão ta và Tiêu Biệt Ly âm mưu với nhau đối phó với Vạn Mã Đường.

Tại sao lại có các vụ chuyên chở quan tài?

Diệp Khai hy vọng nghe Tiêu Biệt Ly hỏi Đinh Cầu Cảnh, lúc lão ấy sắp sửa ra đi thì việc gì đã phát sinh.

Nhưng Tiêu Biệt Ly đã chuyển hướng câu chuyện sang đề tài khác:

- Dọc đường đến đây các hạ có gặp một nữ nhân nào cực kỳ diễm lệ chăng?

Đinh Cầu Cảnh lắc đầu:

- Không. Mấy lúc gần đây chừng như nữ nhân diễm lệ mỗi ngày một hiếm.

Tiêu Biệt Ly cười mỉm:

- Cái đó có lẽ tại vì các hạ mỗi ngày một giảm hứng thú đối với nữ nhân.

Đinh Cầu Cảnh thốt:

- Nghe nói ở đây các hạ có một nữ nhân vào hạng khá. Đúng vậy chứ?

Tiêu Biệt Ly chớp mắt:

- Nào chỉ khá mà thôi. Phải nói là tuyệt mới được.

Đinh Cầu Cảnh chau mày:

- Có vưu vật như vậy mà sao các hạ không gọi ra đây cùng uống rượu với bọn ta?

Tiêu Biệt Ly đáp:

- Hai hôm nay không gọi được nàng đâu.

Đinh Cầu Cảnh trầm giọng:

- Tại sao?

Tiêu Biệt Ly đáp:

- Vì nàng đã có người rồi. Người đó chiếm trọn con tim của nàng.

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Ai?

Tiêu Biệt Ly đáp:

- Con người có hấp lực làm say mê nữ nhân đương nhiên không nhiều.

Đinh Cầu Cảnh gật đầu:

- Lão bình sinh không thích đồng ý với ai nhưng bây giờ lão đồng ý.

Tiêu Biệt Ly tiếp:

- Người đó lắm lúc xem như ngu ngốc nhất đời.

Đinh Cầu Cảnh ạ lên một tiếng:

- Thế a!

Tiêu Biệt Ly đáp:

- Y dám bỏ chăn êm nệm ấm để đi nằm điếm cỏ cầu sương. Y dám bỏ cao lương mỹ vị để sống qua ngày bằng cách hớp gió làm no.

Diệp Khai khoan khoái vô cùng. Vô luận nam nhân nào, nghe kê khai bình luận mình như vậy về phương diện nữ sắc thì nam nhân đó phải khoan khoái cực độ.

Tuy nhiên có một câu không làm cho chàng sung sướng lắm.

Cái đó mường tượng ám chỉ chàng bị bỏ rơi, bị phụ bạc. Chàng là người bị bỏ rơi của một nữ nhân vừa gặp mới nới cũ.

Hơn thế, chàng bị ví như một tên tiểu trộm.

Nhưng luận vì hiện tình thì câu nói ám chỉ đúng trường hợp chàng rời căn phòng ấm áp của Thúy Bình để đến đây hít gió, nghe trộm.

Thế ra Tiêu Biệt Ly đã phát hiện ra chàng rồi sao.

Vừa lúc đó, Tiêu Biệt Ly ngẩng mặt lên, nhìn về phía cửa sổ, cười nhẹ.

Đinh Cầu Cảnh cũng buông chén rượu, chuẩn bị bàn tay với một tư thế kỳ quái.

Diệp Khai biết bị lộ rồi nên bật cười lớn, thốt:

- Chủ nhân uống rượu bên trong để cho khách ở ngoài hớp gió. Chủ nhân nhhư vậy quả thật là ác. Aùc quá.

Chàng buông mình xuống, đẩy cánh cửa sổ, nhảy vào.

Trên bàn chỉ có hai bộ chén đũa.

Vừa rồi rõ ràng là chàng thấy ba bóng người. Thế người thứ ba biến đi đâu?

Người đó là ai? Chẳng lẽ lại là Vân Tại Thiên?

Nếu là gã thì tại sao lại chuồn đi?

Gian gác này bài trí rất trang nhã. Đồ vật đều được đặt trong tầm tay, với tay ra là lấy được.

Tiêu Biệt Ly với tay lấy một chiếc chén ngọc nơi kệ ở bên cạnh, cười thốt:

- Tại hạ quen tánh lười mất rồi. Vả lại mình là người tàn phế nên cố tránh những cửa động không cần thiết.

Diệp Khai khẽ thở dài:

- Lười như Tiêu huynh thì cũng nên lười. Một tật lười đầy thú vị.

Tiêu Biệt Ly chớp mắt:

- Câu nói đó đáng giá một chén rượu đó. Thứ rượu Bồ Đào chành gốc Ba Tư,

Diệp Khai nheo mắt:

- Rất tiếc chỉ là một loại Bồ Đào thường thôi.

Chàng vừa nâng chén vừa cười, nhìn sang Đinh Cầu Cảnh, tiếp:

- Lần trước gặp tiên sinh, vì vội vã nên thất lễ chào mừng, vậy xin tha thứ.

Đinh Cầu Cảnh trầm gương mặt, lạnh lùng thốt:

- Các hạ không thất lễ, khỏi phải chịu lỗi.

Diệp Khai tiếp:

- Bất quá đối với con người hiểu rành rượu và nữ nhân thì tại hạ rất mực tôn kính.

Đinh Cầu Cảnh chợt đổi sắc mặt:

- Tiêu lão bản vừa rồi chỉ nói sai một việc.

Diệp Khai kêu khẽ:

- A.

Đinh Cầu Cảnh tiếp:

- Chẳng những các hạ có thủ đoạn đối với nữ nhân mà đối với nam nhân, các hạ cũng là tay có hạng.

Diệp Khai tặc lưỡi:

- Cái đó cũng còn tùy đối tượng. Xem nam nhân đó có là chân chánh một nam nhân hay không. Gần đây cái số nam nhân chân chánh ngày càng giảm thiểu.

Đinh Cầu Cảnh bật cười.

Lúc đó Diệp Khai mới cạn chén rượu. Uống xong, chàng nhận ra là những lời khách sáo tâng bốc cũng đã được nói xong rồi.

Bây giờ phải nói gì kế tiếp?

Chàng từ từ ngồi xuống, ngồi vào chiếc ghế đáng lẽ phải dành cho người chủ thứ

Làm sao hỏi cho rõ về người thứ ba đó? Phải nói cách nào cho họ chịu tiết lộ bí

ba.

mật?

Chàng cũng có kỷ thuật khơi dòng tâm tư của đối tượng. Hiện tại, chàng đang soát lại xem các kỷ thuật đó có cần tu chỉnh lại điểm nào hay không.

Đang lúc chàng trầm ngâm thì Đinh Cầu Cảnh thốt:

- Tại hạ biết là các hạ có điều muốn hỏi nơi tại hạ lắm.

Lão cười miệng song mắt lại chẳng có ý cười. Lão từ từ tiếp:

- Các hạ nhất định muốn hỏi: tại sao tại hạ lại đến địa phương này. Tại sao chuyên chở một số quan rtài như vậy? Tại sao quen biết Tiêu lão bản. Cùng với Tiêu lão bản thương lượng việc gì.

Diệp Khai phát hiện ra Đinh Cầu Cảnh là con người khó đối phó hơn chàng tưởng.

Đinh Cầu Cảnh trầm giọng:

- Tại sao các hạ không hỏi?

Diệp Khai hỏi lại:

- Hỏi mà có ích chi chăng?

Đinh Cầu Cảnh lạnh lùng:

- Chẳng có ích lợi gì cả.

Diệp Khai tiếp:

- Cho nên tại hạ không hỏi.

Đinh Cầu Cảnh thốt:

- Dù vậy, tại hạ có thể cho các hạ biết được một vài việc.

Diệp Khai chớp mắt:

- A.

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Người ta đồn toàn thân tại hạ, nơi nào cũng có chứa ám khí. Các hạ có nghe nói

chứ?

Diệp Khai gật đầu:

- Có nghe.

Đinh Cầu Cảnh tiếp:

- Lời đồn trên giang hồ khó tin lắm. Song về những gì liên quan đến tại hạ thì phải kể là ngoại lệ.

Diệp Khai hỏi:

- Nghĩa là tin được? Trong mình các hạ nơi nào cũng có ám khí.

Đinh Cầu Cảnh gật đầu:

- Phải.

Diệp Khai chớp mắt:

- Bao nhiêu loại?

Đinh Cầu Cảnh đáp:

- Hai mươi ba loại.

Diệp Khai kêu lên:

- Nhiều thế? Bao nhiêu loại độc?

Đinh Cầu Cảnh mỉm cười:

- Mười ba loại. Bởi có lúc tại hạ thấy cần phải để cho một vài người sống sót.

Diệp Khai lại hỏi:

- Người ta nói trong một lúc, các hạ có thể phát xuất bảy tám thứ ám khí bất đồng dạng, có đúng vậy không?

Đinh Cầu Cảnh đáp:

- Bảy loại cùng một lượt.

Diệp Khai thở dài:

- Thủ pháp nhanh như thế là cùng.

Đinh Cầu Cảnh lắc đầu:

- Còn có người nhanh hơn tại hạ.

Diệp Khai trố mắt:

- Ai ?

Đinh Cầu Cảnh cười nhẹ:

- Ngồi bên cạnh các hạ đó. Tiêu lão bản đó.

Tiêu Biệt Ly điểm nhẹ một nụ cười, rồi lại thở dài thốt:

- Một kẻ vừa lười vừa tàn tật, nếu không luyện một môn ám khí thì còn sống al2m sao được?

Diệp Khai thở ra, lộ vẻ đồng tình:

- Đúng vậy.

Đinh Cầu Cảnh tiếp:

- Các hạ có biết lão ta dấu ám khí ở đâu chăng?

Diệp Khai đáp:

- Trong chiếc nạng sắt.

Đinh Cầu Cảnh gật gù:

- Nhãn lực khá đấy. Nhưng trừ nơi đó, còn ở đâu nữa?

Diệp Khai trố mắt:

- Còn ở nơi khác nữa sao?

Đinh Cầu Cảnh thốt:

- Bất quá ở nơi khác có tám loại thôi. Cùng một lượt, lão có thể phát xuất chín loại đó nhé.

Diệp Khai tán:

- Tìm được một người có tài phóng ám khí ngang ngửa với hai vị thôi cũng là việc khó khăn như tìm kim đáy bể.

Đinh Cầu Cảnh điềm nhiên:

- Mò kim đáy bể thì còn hy vọng thấy chứ tìm kẻ phóng ám khí ngang ngửa bọn tại hạ thì đừng hòng gặp trên cõi đời này.

Diệp Khai thở ra:

- Không ngờ hôm nay tại hạ có cái đại vinh hạnh ngồi giữa hai tay xử dụng ám khí vô song trên đời.

Đinh Cầu Cảnh gật đầu:

- Một cơ hội hi hữu đó. Cho nên tốt hơn là các hạ hãy ngồi yên, bởi vì nếu các hạ nhút nhít một chút thôi là ít nhất cũng có mười sáu loại ám khí bắn vào mình.

Lão trầm gương mặt tiếp:

- Tại hạ bảo chứng là trên thế gian này, bất cứ nhân vật nào cũng không né tránh được mười sáu loại ám khí cùng phóng một lượt, trong khoảng cách này.

Diệp Khai cười khổ:

- Tại hạ tin như vậy.

Đinh Cầu Cảnh lại tiếp:

- Cho nên, vô luận tại hạ hỏi gì thì tốt hơn hết là các hạ phải đáp ngay.

Diệp Khai lại thở dài:

- Cũng may là tại hạ thuộc hạng người không có bí mật nào không thể nói ra.

Đinh Cầu Cảnh trầm giọng:

- Vậy là tốt.

Lão lấy trong ống tay áo ra một quyển sổ, mở trang đầu ra hỏi:

- Các hạ họ Diệp tên Khai?

Diệp Khai đáp:

- Phải.

- Các hạ thuộc chữ Hổ?

-Phải.

- Các hạ sinh trong vùng phụ cận địa phương này?

- Phải.

- Nhưng các hạ ly lương từ thuở ấu thơ?

- Phải.

- Năm lên mười bốn tuổi, các hạ ở tại một đạo quán trên Huỳnh Sơn?

- Phải. Tại hạ ở đó từ lúc nhỏ đến năm mười bốn tuổi.

- Các hạ vốn luyện kiếm pháp phái Huỳnh Sơn. Sau lại hạ sơn, lưu lãng trên giang hồ, học lén nhiều loại võ công. Đến năm mười sáu tuổi lại cạo đầu làm hòa thượng, vào Thiếu Lâm Tự học Phục Hổ Quyền pháp? - Phải.

- Sau các hạ lại đến kinh thành, gia nhập một tiêu cục trong một thời gian, cờ bạc thua sinh ra nợ nần nên bắt buộc phải ly khai?

- Phải.

- Tại Giang Nam, vì một nữ nhân tên Tiểu Bắc Kinh mà các hạ giết Tam Hùng nhà họ Cái. Do đó phải trốn vào trung thổ?

- Phải.

- Trong hai năm sau này, tợ hồ các hạ đi khắp hai miền Nam Bắc đại giang. Đến nơi nào cũng sinh lắm thị phi, tạo cho mình một cái danh không nhỏ.

Diệp Khai thờ dài cười khổ:

- Sự việc của tại hạ, hai vị hiểu rành quá, rành hơn cả chính tại hạ nhiều. Các vị còn hỏi làm chi nữa.

Đinh Cầu Cảnh chớp mắt nhìn chàng hỏi:

- Vấn đề chính yếu là đây. Vì lẽ gì các hạ đến địa phương này?

Diệp Khai đáp:

- Nếu tại hạ đáp là lá rụng về cội, bởi nơi đây là quê hương của tại hạ thì đương nhiên tại hạ phải trở lại thăm qua, nên tại hạ nói như thế thì các vị có tin không?

Đinh Cầu Cảnh lắc đầu:

- Không.

Diệp Khai hỏi:

- Tại sao?

Đinh Cầu Cảnh buông gọn:

- Vì ngươi vốn có cốt khí của một lãng tử.

Diệp Khai thở dài:

- Nếu tại hạ nói rằng trừ cái địa phương quỷ quái này ra thì tại hạ không còn một nơi nào khác dung thân, các hạ có tin không?

Đinh Cầu Cảnh đáp:

- Cái đó nghe ra cũng có lý.

Lão dở quyển sổ ra hỏi tiếp:

- Một vụ kiếm bạc cuối cùng của các hạ là cái vụ lừa một lão già ở đất Quan Đông, lấy một túi hạt đậu vàng...

Diệp Khai cười mỉm:

- Tại hạ bình sinh rất ghét đậu, cho nên dù là đậu bằng vàng thì tại hạ cũng chẳng giữ. Cho nên túi hạt đậu bằng vàng vừa qua tay là tại hạ cho nó đi luôn.

Đinh Cầu Cảnh vụt trầm giọng hỏi:

- Không ai mời các hạ đến đây?

Diệp Khai lắc đầu:

- Không.

Đinh Cầu Cảnh tiếp:

- Các hạ biết là nơi đây ít có cơ hội giúp các hạ kiếm ra tiền chăng?

Diệp Khai gật đầu:

- Tại hạ thấy điều đó.

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Thế các hạ chuẩn bị lối sống bằng cách nào?

Diệp Khai mỉm cười:

- Tại hạ chưa thấy được một cư dân nào ở điạ phương này chết đói.

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Giả như các hạ biết được có một địa phương mà nơi đó các hạ có thể kiếm ra hằng vạn lượng bạc thì các hạ có đến chăng?

Diệp Khai lắc đầu:

- Không .

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Tại sao?

Diệp Khai đáp:

- Bởi vì biết đâu ở đây tại hạ lại có cơ hội phát tài.

Đinh Cầu Cảnh chớp mắt:

- A.

Diệp Khai tiếp:

- Tại hạ nhận thấy ở đây người ta bắt đầu cần dùng đến mẫu người như tại hạ.

Đinh Cầu Cảnh hừ một tiếng:

- Mẫu người của các hạ?

Diệp Khai điềm nhiên:

- Một người có võ công không kém lắm song lại có cái miệng rất kín nên có ai bỏ tiền ra mà dùng thì chắc chắn là không thất vọng.

Đinh Cầu Cảnh trầm ngâm một lúc, đôi mắt sáng lên từ từ, rồi cao giọng hỏi:

- Giết một người thì các hạ định giá bao nhiêu tiền?

Diệp Khai ung dung đáp:

- Cái đó còn tùy người mà tại hạ giết.

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Cứ kể như giết một người có cái giá cao nhất.

Diệp Khai buông ngay:

- Ba vạn lượng bạc.

Đinh Cầu Cảnh gật đầu:

- Được. Tại hạ trao trước một vạn, còn hai vạn sẽ trao sau khi xong việc.

Đến lượt Diệp Khai sáng mắt hỏi:

- Giết ai? Phó Hồng Tuyết?

Đinh Cầu Cảnh cười lạnh:

- Hắn đâu xứng với cái giá đó.

Diệp Khai hỏi:

- Thế thì ai?

Đinh Cầu Cảnh đáp:

- Vạn Mã Đường.

Tiêu Biệt Ly ngồi đó tỉnh bơ, mường tượng nghe cả hai bàn chuyện trên trời dưới đất, không mảy may liên quan đến lão.

Đinh Cầu Cảnh nhìn Diệp Khai không chớp mắt. Bàn tay đeo nhẫn có một tư thế cổ quái.

Diệp Khai cuối cùng thở dài mấy tiếng, nhếch nụ cười khổ, thốt:

- Thì ra các vị muốn giết Vạn Mã Đường. Thì ra chính là các vị.

Đinh Cầu Cảnh bỉu môi:

- Các hạ không nghĩ đến?

Diệp Khai lắc đầu:

- Lão ấy với các vị có cừu hận gì? Tại sao các vị muốn giết lão?

Đinh Cầu Cảnh lạnh lùng:

- Các hạ nên minh bạch điều này: là hiện tại chính tại hạ hỏi chứ không phải các hạ hỏi.

Diệp Khai lại thở dài:

- Tại hạ minh bạch.

Đinh Cầu Cảnh hỏi:

- Các hạ có muốn ba vạn lượng bạc xài chơi không?

Diệp Khai không đáp.

Chàng cần gì đáp, chỉ cần chìa tay ra là đủ lắm rồi.

Hai mươi tấm ngân phiếu, mỗi tấm là một ngàn lượng. Diệp Khai trố mắt:

- Hai vạn lượng?

Đinh Cầu Cảnh gật đầu:

- Phải.

Diệp Khai mỉm cười: - Các hạ rộng rãi quá. Đinh Cầu Cảnh lắc đầu: - Không phải rộng rãi mà là cẩn thận.

Diệp Khai cau mày:

- Cẩn thận?

Đinh Cầu Cảnh thốt: - Một mình các hạ không giết nổi Vạn Mã Đường. Diệp Khai à lên một tiếng. Đinh Cầu Cảnh tiếp: - Một vạn phần các hạ. Một vạn, các hạ tìm viện thủ. Diệp Khai hỏi: - Ở địa phương này làm gì có kẻ đáng giá đó. Đinh Cầu Cảnh hừ một tiếng: - Tự các hạ hiểu lấy.

Diệp Khai chớp chớp mắt: - Các hạ muốn tại hạ kêu gọi đến oht? Đinh Cầu Cảnh không đáp.

Thế là lão mặc nhận.

Diệp Khai hỏi: - Làm sao các hạ biết là tại hạ mua chuộc được hắn? Đinh Cầu Cảnh hỏi lại: - Thế các hạ chẳng phải là bằng hữu của hắn à?

Diệp Khai lắc đầu:

- Hắn không có bằng hữu.

Đinh Cầu Cảnh thốt: - Với ba vạn lượng bạc, người ta dễ tìm bằng hữu lắm. Diệp Khai cau mày: - Cũng có người không bán mình chứ. Đinh Cầu Cảnh buông gọn: - Ít nhất thì các hạ cũng phải thử xem sao.

Diệp Khai hỏi:

- Sao các hạ không tự mình làm thử?

Đinh Cầu Cảnh lạnh lùng:

- Nếu các hạ không muốn xài ba vạn lượng bạc thì cứ trao trả lại tại hạ, cũng chưa muộn đâu.

Diệp Khai mỉm cười, đứng lên.

Tiêu Biệt Ly vụt cười nói:

- Uống vài chén rồi hãy đi chứ. Gấp gì?

Diệp Khai vươn cánh tay có xấp ngân phiếu đáp:

- Phải cấp tốc xài một vạn lượng này.

Tiêu Biệt Ly hỏi:

- Tiền đến tay rồi thì lúc nào xài mà lại chẳng được. Tại sao phải xài cấp tốc?

Diệp Khai mỉm cười:

- Nếu tại hạ không xài hết ngay bây giờ thì chỉ sợ không còn cơ hội xài đến nữa.

Tiêu Biệt Ly nhìn theo bóng Diệp Khai thoát qua cửa sổ. Bỗng lão thở dài thốt: - Một con người thông minh.

Đinh Cầu Cảnh phụ hoạ:

- Đích xác là vậy.

Tiêu Biệt Ly hỏi: - Các hạ tín nhiệm hắn? Đinh Cầu Cảnh lắc đầu: - Hoàn toàn không.

Tiêu Biệt Ly chớp chớp mắt: - Cho nên các hạ mới thảo luận giao dịch với hắn. Rồi lão cười, tiếp: - Một cuộc giao dịch cực kỳ đặc biệt.

Một người nghèo rách mồng tơi, bỗng dưng có đến vài vạn lượng bạc thì người đó phải có cảm giác là mình bay bổng tận chín từng mây.

Nhưng Diệp Khai nghe đôi chân mình vẫn nặng chịch như thường, chẳng có chút gì là phiêu phưởng.

Có lẽ chàng quá mệt mỏi rồi chăng?

Bởi Thúy Bình là một nữ nhân có thừa năng lực làm cho một nam nhân phải mệt đừ, có thể hầu như rời rã.

Hiện tại đèn trong phòng nàng đã tắt, có thể là nàng đã ngủ rồi.

Được nằm bên cạnh nàng, làm một giấc đến trời sáng, hô hấp cái hương vị của nàng, ấp ủ xác thịt mát dịu của nàng thì còn gì thích thú bằng.

Cái cảnh đó quá hấp dẫn làm Diệp Khai khó mà cự tuyệt được.

Chàng trở về đó, nhẹ xô cửa phòng. Cửa phòng chỉ khép hờ thì hẳn là nàng đang chờ chàng.

Aùnh sao mờ mờ chiếu qua cửa sổ, soi hình nàng đang đắp chăn phủ kín đầu. Nàng có vẻ ngủ say.

Diệp Khai cười nhẹ, nhẹ tay nâng một chéo chăn lên.

Bỗng một ánh kiếm chớp lên, một vệt sáng xẹt ngay vào ngực chàng như con độc xà vút thẳngg mình.

Khoảng cách quá gần, hầu như kiếm chớp lên là tới đích ngay.

Bất cứ ai cũng khó hòng thoát khỏi mũi kiếm.

Nhưng Diệp Khai mường tượng như con chồn thoát chết nhiều lần với những tay săn, như con chim phòng bị kỹ càng, kinh nghiệm có thừa, cảnh giác luôn luôn đề cao cực độ ngay cả lúc ngủ say.

Hông chàng như gãy thình lình, nửa thân trên ngã ngữa về phía hậu.

Ngọn kiếm vút đi, lướt ngang trên ngực chàng.

Thuận đà, Diệp Khai bật người, mình thấp xuống, chân đá hất lên, đá vào coổ tay cầm kiếm.

Người trong chăn đã tung chăn đứng lên, thay vì tiến tới công luôn, lại khua kiếm thành vòng tròn, che phần mặt, đồng thời lao vút mình qua cửa sổ.

Diệp Khai không đuổi theo, cười nhẹ lẩm bẩm:

- Vân Tại Thiên. Ta nhận ra ngươi. Có thoát đi cũng vô ích.

Người đó đang thoát đi, bỗng dừng lại, đứng sững một phút rồi từ từ quay đầu.

Quả nhiên chính là Vân Tại Thiên.

Bàn tay cầm kiếm của gã nổi gân xanh, mắt ngời hung quang, mặt bừng át khí.

Diệp Khai thốt:

- Thì ra người mà ngươi đi tìm chẳng phải là Phó Hồng Tuyết. Cũng chẳng phải là Tiêu Biệt Ly mà chính là Thúy Bình.

Vân Tại Thiên lạnh lùng:

- Ta không thể đến tìm nàng sao?

Diệp Khai đáp:

- Đương nhiên là có thể.

Chàng cười tiếp:

- Một nam nhân như ngươi, có đi tìm một nữ nhân thì thiết tưởng cũng là việc thông thường. Nhưng tại sao ngươi dối ta?

Vân Tại Thiên chớp mắt, chợt cười khan:

- Ta sợ ngươi ghen.

Diệp Khai cười lớn:

- Kẻ ghen chính là ngươi chứ đâu phải ta.

Vân Tại Thiên trầm ngâm một lúc, bỗng hỏi:

- Nàng đâu?