Ác Hán

Chương 369: Trường An Loạn (1)

Năm Kiến An bất kể với Quan Trung hay Quan Đông, thậm chí là cả Đại Hán mà nói là một năm phong phú nhiều sắc màu.

Tây Hán Vương định đô Trường An, Hán đề Hiệp sửa niên hiệu ở Hứa Xương. Bái quốc vương lĩnh Từ châu mục; Giang Đông Tôn Sách chiếm bốn quận Giang Đông. Kinh Châu Lưu Biểu hành động ngược với quá khứ vô vi, dùng một đám danh sĩ Kinh Tương, truân binh ở Giang Hạ, nhòm ngó Giang Đông, náo nhiệt vô cùng.

Ở tái ngoại chiến loạn liên miên, lúc kết mình, lúc chém giết.

Hán An quân bị người Tiên Ti quấn chặt ở tái ngoại, Hòa Liên bị giết, Công Tôn Độ quật khởi, Lữ Bố mất U Châu.

Trong tất cả những tin tức đó, chấn động nhất là Đổng Phi mất tích.

Trận chiến ở Tập Ninh, Đổng Phi đẫn tàn binh trốn vào Tịnh Châu, theo suy nghĩ của đại đa số mọi người, Đổng Phi chỉ có thể quanh quẩn ở một giải Vân Trung và Ngũ Nguyên. Có nên hai quận này điều động mười vạn đại quân tìm tung tích của Đổng Phi.

Nhưng Đổng Phi lại như bốc hơi khỏi nhân gian vậy.

**************

Quận Trung Sơn, thời Xuân Thu gọi là Tiên Ngu, dựa vào lá chắn Thái Hành Sơn, bóp chặt cổ họng Ký Châu, là thiên hiểm trong quận Trung Sơn.

Tuy chẳng thể so được với sự hiểm yếu của 800 dặm Tần Xuyên.

Trung Sơn tháng mười đã có tuyết đầu mùa.

Một mảng tuyết trắng phau phau khiến người ta sinh cảm giác cô quạnh, cây cây trơ trụi yếu ót lay động trong gió lạnh. Một hàng xe ngựa từ xa tới gần, bánh xe đè lên đất tuyết, phát ra những tiếng lạo xạo.

Tổng cổng có hơn mười cỗ xe, hộ vệ chừng ba trăm người, ai nấy to lớn, có chút vẻ thổ phỉ.

Người cầm đầu dáng thanh mảnh, tướng mạo anh vũ, trên ngựa cắm một cây thương, lưng vác hành lý, có hai chùy thủ vắt ngang bên trong.

Trời rất lạnh, đại hán đó mặt bịt khăn.

- Bá Ngọc, phía trước là đâu?

Trong xe ngựa có tiếng người hỏi, nghe rất hùng hậu, nhưng hơi khàn, hiển nhiên trung khí không đủ.

- Đại công tử, dựa theo tốc độ này, đi về phía trước hai canh giờ sẽ tới Trung Sơn.

Rèm xe vén lên, người tên Bá Ngọc phát lệnh, đội xe dừng lại, ba trăm hộ vệ chỉnh tề như một.

Trong xe có một nam tử đi ra, tuổi chừng hơn 30, mặt có chút nhợt nhạt, ánh mắt có hút hoang mang, lẩm bẩm:

- Đã tới Trung Sơn rồi, tiểu huynh đệ sinh tử chưa rõ, ta còn tới Quan Trung sao?

Trầm ngâm chốc lát, hắn lại hỏi:

- Ba Ngọc, ta nhớ ngươi từng nói có họ hàng xa kinh doanh ở Trung Sơn?

- À, đúng là có vài người.

Bá Ngọc gãi đầu:

- Theo bối phận là thúc công của Phi, nhưng ba đời trước đã tới Trung Sơn kinh doanh, cũng thuận lợi lắm, về sau bổn gia dần suy xụp, không liên hệ với bọn họ nữa. Ừm, tính ra lần cuối cùng thì là khi Phi tám tuổi, đã 30 năm rồi.

- Có tìm được bọn họ không?

- Chỉ nhớ bọn họ ở Trung Sơn, nhưng không rõ ở nơi nào. Có điều nghe đâu thúc công Phi mua bán lớn, nghe ngóng một chút chắc là sớm biết thôi.

Nam tử đó suy nghĩ rồi nói:

- Nếu thế tối nay chúng ta ở lại Trung Sơn, nếu Phi tìm được thì tốt nhất. Nếu không thì thôi, Trung Sơn nay cũng yên bình, có thể ở lại một thời gian.

Bá Ngọc gật đầu:

- Cứ theo lời Đại công tử nói.

Xe tiếp tục lên đường, hướng về phía Trung Sơn, để lại dấu xe hỗn độn trên tuyết.

Nam tử đó là Cố Ung chạy tháo thân từ Giang Đông.

Sau khi từ mật đạo ra, Cố Ung dẫn theo vợ con tìm được Tô Phi, khi ấy tin dữ từ Cố Gia cũng truyền tới tai Cố Ung. Trung lòng phẫn nộ vô cùng, Cố gia ở Ngô quận 200 năm làm thiện tích đức, không ngờ rơi vào cảnh nhà tan cửa nát.

Giống như năm xưa Đổng Phi nói với hắn: Sửa cầu làm đường, chết không toàn thây; giết người phóng hỏa, lại ...

Cố Ung biết, bằng vào khả năng hiện nay của mình không đối phó được với Tôn Sách, tuy nói Dương Châu có tứ đại gia tộc thì sao? Chu gia đã quy thuận Tôn Sách, Lục gia ở Lư Giang sợ không cầm cự được lâu, còn một nhà nữa lại ở Cửu Giang, nằm trong tay Lưu Bị, có thể làm được gì?

Nói ra Cố Ung rất nhiều nơi để đi.

Khoái Lương năm xưa cùng hắn ở dưới trướng Tần Trì, nay làm việc cho Lưu Biểu rất được thế. Song Cố Ung biết, Lưu Biểu tuyệt đối không vì hắn mà xung đột với Tôn Sách. Hơn nữa thế tộc Kinh Tương cũng không chấp nhận một kẻ ngoại lại như hắn.

Chỉ còn một đường nương nhờ tiểu sư đệ nhà mình, Cố Ung tin, Đổng Phi sẽ báo thù cho mình.

Nhưng từ Ngô Quận tới Quan Trung, đường xá đâu chỉ là ngàn dặm thôi.

Dọc đường có rất nhiều chư hầu, Cố Ung không dám hành động tùy tiện, may là Tô Phi biết đường biển, tới Thanh Châu, giả trang thương nhân vào Ký Châu, chuẩn bị qua Ký Châu tới Hà Đông.

Nhưng nào có ngờ....

Cố Ung không khỏi do dự, dựa vào xe suy nghĩ.

Ước chừng tới tối, đoàn người Cố Ung tiến vào Trung Sơn, bao cả một khách sạn. Tô Phi dẫn vài người đi nghe ngóng nơ ở của họ hàng xa.

Cố Ung đưa vợ con vào khách sạn nghỉ ngơi, đường đi vất vả, thê tử của hắn vốn là nữ tử yếu ớt, mệt mỏi lắm rồi. Chỉ mới nằm xuống giường đã ngủ say. Cố Ung yêu thương đắp chăn cho thê tử, bảo nha hoàn mua ở dọc đường chiếu cố, còn bản thân mang tâm sự đi ra đại sảnh ngồi.

Có đi Quan Trung nữa không?

Đại sảnh chẳng có ai, chỉ có một tửu khách dựa vào cửa sổ nhắm rượu, toàn thân áo choàng đen, dáng vẻ tang thương, ngồi xoay lưng lại với Cố Ung, uống rượu một mình.

Nếu là bình thường Cố Ung sẽ tới uống với hắn một chén, nhưng lúc này hắn không có tâm trạng nào.

Tiểu nhị mang rượu thịt lên, Cố Ung uống một ngụm mà sầu đầy ruột.

Không đi Quan Trung thì đi đâu?

Sư đệ Quách Gia ở chỗ Tào Tháo không tệ, con người Tào Tháo cũng được, hay là đi Hứa Xương.

Lòng Cố Ung phiền muộn vô cùng.

Rượu uống rất nhanh, rượu phương bắc khác rượu phương nam, gắt chứ không êm, Cố Ung hơi say, đầu nặng trịch.

Có tiếng bước chân truyền tới, Cố Úc nhận ra có người ngồi xuống trước mặt, đưa mắt nhìn lên thấy nam tử áo đen kia không hiểu vì sao lại ngồi đối diện với mình.

Người đó mặt gầy gò, người cũng rất mong manh.

Cố Ung không kìm được hỏi:

- Các hạ, chúng ta quen nhau à?

- Không quen.

- Vậy vì sao?

- Ha ha ha, tiên sinh tựa hồ có tâm sự, uống một mình không bằng có bạn, chẳng phải có một câu, gặp nhau đâu cần quen biết hay sao?

Cố Ung cười:

- Tiên sinh nói phải, Ung tục rồi, mời.

Văn sĩ áo đen cũng cười uống cạn, hai chén rượu vào bụng, bọn họ trở nên quen thuộc hơn, văn sĩ áo đen nói năng vô cùng cao nhã, còn Cố Ung từng cầu học Thái Bạch, tất nhiên văn tài phi phàm.

Hai người nói chuyện vô cùng hợp ý, dần dần chuyển từ nhạc luật âm từ sang thế cuộc đương thời.

Cố Ung đột nhiên hỏi:

- Tiên sinh cho rằng tính thế Quan Trung sẽ thế nào?

- Quan Trung à, hà hà, theo ý ta, Tào Tháo liên thủ với Viên Thiệu, Trương Lỗ chỉ sợ là sấm thì to, nhưng mưa lại nhỏ.

- Ồ, chẳng lẽ với sức của ba nhà mà không làm gì nổi Quan Trung.

- Cái loạn của Quan Trung là ở bên trong, nay Bạo Hổ không rõ tung tích, nhưng một khi chưa chắc y đã chết, người dưới trướng sẽ không loạn. Về phần chư hầu kia, nhìn thì thế lớn, song chẳng làm gì nổi. Chưa nói Hàm Cốc quan thiên hiểm, dù Hà Đông cũng chẳng phá nổi. Viên, Tào, Trương tâm tư không giống nhau mà.

- Theo ý tiên sinh thì Bạo Hổ còn sống không?

- Khó nói lắm, Bạo Hổ khó dùng lý thường mà suy đoán. Huống chi Viên Thiệu tuy trống giong cờ mở, nhưng chỉ e không dám mạnh tay. Nếu giết không nổi Bạo Hổ, hắn sẽ bị thiệt nặng. Nếu như giết con hổ đó, cũng phải đối diện với đám sói Quan Trung báo thù ... Khó nói rõ.

Khó nói rõ thực ra đã rõ rồi, Cố Ung cười lớn:

- Tiên sinh có thấy đại thế thiên hạ hiện nay quen không?

- Có phải Thất hùng Chiến Quốc tái hiện.

Hai người cùng nhìn nhau cười.